Tìm hiểu thị trường chứng khoán Nhật Bản: Xu hường và tiềm năng

Update: 2104 lượt xem

Tổng quan về hoạt động giao dịch chứng khoán Nhật Bản

Tính theo quốc gia, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán của Nhật Bản là lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc (tại thời điểm cuối tháng 2 năm 2023).

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc của thị trường chứng khoán Nhật Bản khá đặc biệt và khác so với các thị trường khác trên thế giới. Thị trường chứng khoán Nhật Bản có thời gian làm việc chính thức theo 2 ca, ca sáng từ 9h00 đến 11h30 và ca chiều từ 12h30 đến 15h00 theo giờ địa phương, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Điều này có nghĩa là thị trường chứng khoán Nhật Bản chỉ hoạt động trong 5 giờ mỗi ngày so với các thị trường khác trên thế giới, như thị trường chứng khoán Mỹ hoạt động trong 8 tiếng mỗi ngày.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Nhật Bản có thêm một hệ thống giao dịch gọi là PTS (Proprietary Trading System) được sử dụng để thực hiện giao dịch ngoài giờ làm việc của các sàn chứng khoán chính thức. Hệ thống giao dịch ngoài giờ PTS cho phép các nhà đầu tư có thể giao dịch chứng khoán vào các giờ làm việc ngoài giờ của các sàn chứng khoán chính thức, cũng như tăng tính thanh khoản của thị trường. Thời gian hoạt động của hệ thống giao dịch PTS khác nhau tùy thuộc vào công ty giao dịch chứng khoán, ví dụ:

  • Tại Rakuten: Phiên ban đêm: từ 16h30 đến 23h59 và phiên ban ngày: từ 8h20 đến 16h00
  • Tại SBI: Phiên ban đêm: từ 17h00 đến 23h59 và phiên ban ngày: từ 8h20 đến 16h00
  • Tại Matsui: Phiên ban đêm: từ 17h30 đến 23h59 và phiên ban ngày: từ 8h20 đến 15h30

Với hệ thống PTS, nhà đầu tư có thể giao dịch ngoài giờ làm việc, đặc biệt là có thể mua bán kịp thời các cổ phiếu có tin tức đột biến. Tuy nhiên, số lượng người tham gia giao dịch vào các khung giờ này rất ít, có nghĩa là tính thanh khoản thấp do đó chứa nhiều rủi ro và biến động mạnh.

Các loại hình sản phẩm chứng khoán tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, có nhiều loại hình sản phẩm chứng khoán được phát hành để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, chủ yếu là:

  1. Cổ phiếu (株 = Kabu): Cổ phiếu là chứng khoán thường được phát hành bởi các công ty và cho phép các nhà đầu tư sở hữu một phần sở hữu trong công ty đó. Cổ phiếu của các công ty lớn tại Nhật Bản, chẳng hạn như Toyota, Sony hay SoftBank Group, là những cổ phiếu có tính thanh khoản cao, được giao dịch mạnh trên sàn chứng khoán Tokyo Stock Exchange. Ngoài ra, tại các công ty GDCK ở Nhật Bản, bạn cũng có thể giao dịch cổ phiếu nước ngoài như cổ phiếu Mỹ, cổ phiếu Trung Quốc hay cổ phiếu Ấn Độ.
  2. Trái phiếu (債券=Saiken): Trái phiếu là chứng khoán đại diện cho khoản nợ của một công ty hoặc chính phủ. Nhà đầu tư mua trái phiếu sẽ nhận được lợi tức được tính dựa trên tỷ lệ lãi suất được xác định trước đó. Trái phiếu của chính phủ Nhật Bản được coi là một trong những loại trái phiếu an toàn trên thế giới vì tính ổn định của nền kinh tế Nhật Bản.
  3. Ủy thác đầu tư (投資信託 = Toushi Shintaku) : Nhà đầu tư giao phó tiền hoặc tài sản cho một tổ chức tài chính chuyên nghiệp nhằm thực hiện các quyết định đầu tư thay mặt cho mình, bao gồm: chứng chỉ quỹ hay ETF. Quỹ ETF là một loại sản phẩm đầu tư tập trung vào một nhóm chứng khoán cụ thể và được giao dịch như một cổ phiếu thông thường trên sàn chứng khoán. Tại Nhật Bản, các quỹ ETF phổ biến như Nikkei 225 hay TOPIX 100 được sử dụng để đầu tư vào các công ty lớn.
  4. Quyền chọn (Options): Quyền chọn cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán một tài sản cụ thể vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá trị được xác định trước đó. Các quyền chọn phổ biến tại Nhật Bản bao gồm quyền chọn Nikkei và quyền chọn TOPIX.

Quy trình giao dịch chứng khoán và các phí liên quan tại Nhật Bản

Quy trình giao dịch chứng khoán tại Nhật Bản tương đối đơn giản và nhanh chóng. Trong đó, người đầu tư sẽ mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại một ngân hàng hoặc một công ty môi giới. Sau khi đăng ký một tài khoản, người đầu tư có thể thực hiện các lệnh giao dịch trên thị trường chứng khoán. Các lệnh giao dịch bao gồm mua hoặc bán cổ phiếu và trái phiếu ,v.v.

Xem thêm: CÁCH MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN Ở NHẬT BẢN

Các phí liên quan đến giao dịch chứng khoán tại Nhật Bản bao gồm phí môi giới (nếu qua môi giới), phí giao dịch và các khoản phí khác như phí đổi tỷ giá, phí ủy thác đầu tư. Tuy nhiên, các phí này thường rất thấp so với các quốc gia khác trên thế giới.

Thuế chứng khoán ở Nhật Bản

Nhật Bản có một hệ thống thuế chứng khoán phức tạp và chi tiết. Các nhà đầu tư cần phải nắm rõ các quy định về thuế chứng khoán để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định thuế.

Ở Nhật Bản, các hoạt động giao dịch tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng đều phải chịu thuế. Có thể nói lợi nhuận chính mà nhà đầu tư thu được từ việc đầu tư chứng khoán đó là: “lãi về vốn” và “cổ tức“. Vì vậy, ở Nhật Bản có hai loại thuế chứng khoán chính đó là: “thuế lãi về vốn” và “thuế cổ tức” với mức thuế suất là 20,315%. Tuy nhiên, nếu tổng lợi nhuận trong 1 năm không vượt quá 200.000 yên thì nhà đầu tư không cần đóng thuế.

  • Thuế lãi về vốn: Thuế suất sẽ được tính từ lợi nhuận là 20,315%, trong đó thuế thu nhập cá nhân 15%, thuế thị dân 5% và thuế thu nhập đặc biệt phục vụ tái thiết là 0,315%.
  • Thuế cổ tức: Thuế suất sẽ được tính từ lợi nhuận là 20,315%, trong đó thuế thu nhập cá nhân 15%, thuế thị dân 5% và thuế thu nhập đặc biệt phục vụ tái thiết là 0,315%.

Khác với các thị trường chứng khoán khác, nhà đầu tư chỉ bị đánh thuế khi có lợi nhuận. Trường hợp nếu tổng kết giao dịch trong một năm bị lỗ, thì nhà đầu tư có quyền khai báo lỗ để được khấu trừ chuyển tiếp sang 3 năm tiếp theo. Ngoài ra, ở Nhật Bản có chế độ thống đầu tư miễn thuế “NISA phổ thông” thời gian 5 năm và “Tsumitate NISA” lên đến 20 năm.

Xem thêm chi tiết tại bài viết phía dưới.

Xu hướng và tiềm năng của thị trường chứng khoán Nhật Bản

Mặc dù thị trường chứng khoán Nhật Bản đã trải qua một số khó khăn trong quá khứ, nhưng nền kinh tế Nhật Bản vẫn có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Các công ty Nhật Bản đang mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, xe điện, pin xe điện thể rắn, mạng di động ảo, mạng 5G, công nghệ giao hàng không người, xe ô tô bay hay y tế ,v.v. Điều này mang lại tiềm năng tăng trưởng cho thị trường chứng khoán.

1. Tăng trưởng kinh tế

Suốt hai thập kỷ qua, Nhật Bản phải đối mặt với “deflation = giảm phát” tuy nhiên sau đại dịch Covid-19 mức lạm phát gia tăng và ghi nhận mức cao hơn 4% sau 41 năm, do giá năng lượng tăng cao và đồng yên mất giá. Tuy nhiên, theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm 2023 sẽ vượt Mỹ và Đức. Khi tác động của việc thắt chặt tiền tệ ở Mỹ và châu Âu trở nên rõ ràng hơn, dự kiến ​​Nhật Bản sẽ có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhóm G7 khoảng 1,8%.

thị trường chứng khoán nhật bản
Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của IMF (Source: IMF)

Nếu chúng ta xem xét lợi nhuận Nikkei 225 với tư cách là một công ty, thì EPS là 1.675 yên (tại thời điểm đầu tháng 12/2022), gần với mức cao nhất mọi thời đại. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty Nhật Bản không hề thua kém các thị trường khác.

2. Tăng cường đầu tư thiết bị

Ngoài môi trường kinh doanh thuận lợi và triển vọng thu nhập, việc đồng yên mất giá cũng giúp khôi phục khả năng cạnh tranh xuất khẩu và các công ty Nhật Bản đang củng cố lập trường tích cực của họ. Theo một cuộc khảo sát của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ), kế hoạch đầu tư thiết bị của các công ty Nhật Bản vốn đã bị đình trệ trong một thời gian dài, hiện đang tăng tốc với mức tăng 17,4%.

3. Inbound phục hồi

Chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng các biện pháp biên giới đã áp đặt trước đó để đối mặt với Covid-19, kèm theo việc đồng yên mất giá sẽ thu hút nhiều du khách đến Nhật Bản. Thủ tướng Kishida cũng cho biết, “Nhật Bản đặt mục tiêu tăng mức tiêu thụ hàng năm của khách du lịch trong nước lên hơn 5 nghìn tỷ yên, cao hơn so với trước khi dịch Covid-19 bùng phát.”

4. Quy mô Buyback cao nhất lịch sử

Theo báo cáo các doanh nghiệp tại Nhật Bản thực hiện chính sách “Buyback = mua lại cổ phần” hàng năm, cho thấy quy mô mua lại cổ phần trong năm 2022 đã vượt quá 9,2 nghìn tỷ yên và ghi nhận mức cao kỷ lục (mức kỷ lục trước đó là 8,5 nghìn tỷ yên của năm 2006). Có nghĩa là các doanh nghiệp Nhật Bản đang cho thấy giá cổ phiếu của họ đang bị định giá rẻ, họ sẵn sàng chủ động phân phối nguồn vốn tự có dồi dào cho cổ đông và mong muốn cải thiện hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn.

POINT

Việc mua lại cổ phần giúp doanh nghiệp điều tiết nguồn cung cổ phiếu trên thị trường, giảm sự bất ổn trong giá cổ phiếu và tạo ra một môi trường đầu tư ổn định hơn.

Trong bối cảnh lạm phát gia tăng trên khắp thế giới, chỉ số Nikkei 225 chỉ đang thấp hơn khoảng 7% (tại thời điểm tháng 3/2023) so với mức đỉnh của năm 2021, nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản vẫn đang ghi nhận mức lợi nhuận cao kỷ lục.

5. Chủ nghĩa tư bản mới của chính quyền Kishida

Chủ nghĩa tư bản mới” là một chiến lược kinh tế có mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển xã hội, đồng thời cải thiện cuộc sống của người dân Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản sẽ tập trung đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bao gồm 4 trụ cột chính đầu tư vào con người, đầu tư vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, đầu tư vào lĩnh vực khởi nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xanh, lĩnh vực kỹ thuật số.

thị trường chứng khoán nhật bản
Người Nhật nắm giữ tiền mặt quá nhiều (Data: Bộ Tài Chính Nhật Bản)

Vào ngày 28/11/2022, chính phủ Nhật Bản đã chính thức khởi động “kế hoạch bội tăng thu nhập từ tài sản” để khuyến khích người dân đầu tư thay vì chỉ gửi tiền tiết kiệm. Để hiện thực hóa kế hoạch này, chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục cải cách và mở rộng hệ thống đầu tư miễn thuế. Cụ thể, từ năm 2024 nhà đầu tư có thể sử dụng kết hợp cả hai khung đầu tư tích trữ + khung đầu tư tăng trưởng với hạn mức đầu tư tối đa lên đến 360 man yên cho một năm và miễn thuế vô thời hạn.

Xem thêm: NISA MỚI TỪ 2024 SẼ NHƯ THẾ NÀO ?

Tóm tắt

Nhìn chung, thị trường chứng khoán Nhật Bản là một thị trường lớn và đầy tiềm năng với sự phát triển của nền kinh tế và các doanh nghiệp lớn trong khu vực. Mặc dù đã trải qua nhiều khó khăn trong quá khứ, thị trường chứng khoán Nhật Bản đang tiếp tục phát triển và đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế toàn cầu.

Những nỗ lực hỗ trợ, cải cách từ phía chính phủ và các tổ chức quản lý thị trường cũng đang được đẩy mạnh nhằm thu hút thêm vốn đầu tư từ nước ngoài và cải thiện độ tin cậy của thị trường. Với sự hỗ trợ của các chính sách và sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, thị trường chứng khoán của đất nước này đang có triển vọng tốt trong tương lai.

Tuy nhiên, nhà đầu tư nên cẩn trọng trong việc đánh giá và lựa chọn các cổ phiếu phù hợp để đầu tư. Tuy nhiên, những rủi ro cũng không thể bỏ qua và nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư vào thị trường này.

Đánh giá

> Quay lại trang trước 

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

tập đoàn rakuten

Tập đoàn Rakuten liệu có thể phục hồi sau 4 năm lỗ nặng?

Kết thúc năm tài chính 2022, tập đoàn Rakuten Group ghi nhận mức thua lỗ kỷ lục 373 tỷ yên.Khi nào có thể chấm dứt chuỗi ngày đen tối?

gdp quý 1 năm 2021 của nhật bản

GDP quý 1 năm 2021 của Nhật Bản tăng trưởng âm vì ảnh hưởng COVID-19

GDP quý 1 năm 2021 của Nhật Bản đã giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 1,3% so với quý trước đó.

ủy thác đầu tư chứng khoán ở Nhật

Ủy thác đầu tư chứng khoán là gì? Ưu và nhược điểm khi đầu tư ở Nhật

Ủy thác đầu tư là một hình thức đầu tư để kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán mà chủ đầu tư chỉ cần việc ủy thác vốn cho các tổ chức(Funds) đầu tư chuyên nghiệp.

phân tích cơ bản chứng khoán

Chứng khoán Nhật Bản P4: Kỹ năng phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản trong chứng khoán là phương pháp phân tích để đánh giá nhận định giá trị nội tại so với thị trường nhằm tìm ra công ty có giá trị để đầu tư.

chứng khoán dành cho người mới

Chứng khoán Nhật Bản P1: Dành cho người mới, bắt đầu từ số 0

Thông tin căn bản về đầu tư chứng khoán dành cho những người mới muốn bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán ở Nhật Bản.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!