Cách lọc cổ phiếu tăng trưởng ở Nhật với phương pháp CANSLIM P1

Postdate: 2393 lượt xem

phương pháp canslim
Phương pháp đầu tư CANSLIM

Phương pháp đầu tư CANSLIM là gì? CANSLIM là một phương pháp sàng lọc “cổ phiếu tăng trưởng = 成長株” nổi tiếng được xây dựng và phát triển bởi nhà đầu tư huyền thoại William O’Neil. CANSLIM sử dụng kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, nên được rất nhiều nhà đầu tư cá nhân trên thế giới áp dụng. Bài viết này, mình sẽ giới thiệu tới mọi người cách sàng lọc cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM, đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản.

Bản chất của phương pháp CANSLIM là gì?

William O’Neil cùng thế hệ với nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ. Chiến lược đầu tư của O’Neill là “nhắm đến những cổ phiếu tăng trưởng sẽ tăng trưởng từ vài chục lần trở lên trong vài tháng đến hai năm“, và phương pháp đầu tư độc đáo của ông đã được đặt tên là “CAN-SLIM”. 

Phương pháp này được phát triển bằng cách phân tích chi tiết hơn 1000 cổ phiếu đã tăng trưởng hơn hàng chục lần và đã sản sinh ra nhiều “triệu phú = 億万長者” trong đó có chính O’Neill. Có lẽ bản chất của phương pháp CANSLIM không còn xa lạ với nhiều người, nhưng trước tiên mình sẽ điểm lại các yếu tố(các chữ cái viết tắt) chính trong CANSLIM.

Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ bởi kết quả hoạt động kinh doanh(HĐKD). Vì vậy có thể nói nếu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh và ổn định thì giá cổ phiếu cũng sẽ tăng lên một cách tự nhiên.

1. Yếu tố C trong phương pháp CANSLIM: Current Quarterly Earning Per Share

Yếu tố C – chữ cái viết hoa đầu tiên trong CANSLIM, là EPS(thu nhập trên mỗi cổ phần) của quý hiện tại. Nó có tên đầy đủ bằng tiếng Anh là Current Quarterly Earning Per Share và trong tiếng Nhật thường được gọi là 当期四半期のEPS.

株を買うときは、当四半期(最新の決算が発表された四半期)のEPSが前年同期比で、大きな伸び率を示している銘柄を選ばなければならない。Khi mua cổ phiếu, bạn phải chọn cổ phiếu có kết quả EPS quý hiện tại (quý có kết quả tài chính mới nhất được công bố) tăng trưởng lớn hơn so với cùng kỳ của năm trước đó.

Trích từ sách オニールの成長株発掘法

Theo O’Neill, nghiên cứu của ông về những cổ phiếu có giá cổ phiếu tăng đáng kể, cho thấy nhiều cổ phiếu có kết quả EPS tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm trước trong quý I hoặc quý II. Sau khi EPS tăng mạnh hơn trong quý I hoặc quý II thì giá cổ phiếu của những công ty này thường tăng mạnh lên sau đó.

Vậy nên chọn những công ty có tỷ lệ tăng trưởng của EPS bao nhiêu?

EPS có thể được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho số lượng cổ phiếu đã phát hành. Nhiều người thường cho rằng chỉ cần nhìn vào lợi nhuận thì có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là tốt hay xấu, nhưng ý kiến ​​của ông O’Neill là “không”.

EPS = 純利益 ÷ 発行済株式数

Điều kiện sàng lọc cổ phiếu tăng trưởng của O’Neill là EPS quý hiện tại phải tăng trưởng ít nhất 25% so với cùng kỳ năm trước. Việc so sánh EPS quý hiện tại với kết quả cùng kỳ năm trước, giúp chúng ta loại bỏ được yếu tố mùa vụ, ví dụ như các doanh nghiệp bán lẻ. Hơn nữa, xác suất thành công sẽ tăng lên nếu EPS đã tăng lên mạnh mẽ trong hai quý liên tiếp, chứ không chỉ một quý.

Lưu ý

EPS là một chỉ tiêu rất quan trọng, nhưng đồng thời mức tăng trưởng doanh thu cũng là một chỉ tiêu cần lưu ý. Như đã nói ở trên, EPS được tính từ lợi nhuận ròng, do đó hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chọn phương pháp tối ưu hoá lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí. Trong trường hợp này, có thể EPS sẽ tăng trưởng ngay cả khi doanh thu không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy trong đầu tư tăng trưởng, để tránh những doanh nghiệp như thế này, điều quan trọng là phải quan sát xem doanh thu có đang tăng trưởng lên cùng với EPS hay không.

Một lưu ý nữa đối với yếu tố C đó là, đến một lúc nào đó tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ có lúc chậm lại hoặc sụt giảm tạm thời, vì vậy hãy hạn chế mua có kết quả HĐKD tăng trưởng sụt giảm. Kết quả HĐKD sụt giảm có nghĩa là doanh nghiệp đang gặp phải một vấn đề nào đó. Điển hình như Zoom(ZM) đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm 2018-2020, nhưng nửa cuối năm 2021 doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng chậm lại và thấp hơn dự đoán của thị trường, nên cổ phiếu của Zoom đã bị bán tháo sau khi có kết quả này.

Tóm tắt yếu tố C trong CANSLIM

  • EPS quý hiện tại: tăng trưởng hơn 25% so với cùng kỳ năm trước.
  • Doanh thu gộp(売上高) quý hiện tại: tăng trưởng hơn 25% so với cùng kỳ năm trước và tốc độ tăng trưởng trong vòng 3 tháng gần đây tăng lên mạnh mẽ.

2. Yếu tố A trong phương pháp CANSLIM: Annual Earnings Increases 

Yếu tố A trong CANSLIM, đề cập đến “tăng trưởng lợi nhuận hàng năm”, trong tiếng Nhật được gọi là “ 年間利益の増加”. A mô tả cách đánh giá tính tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp, thông qua tốc độ tăng trưởng hàng năm của EPS và ROE.

Phương pháp CANSLIM là gì?
Bản chất phương pháp CANSLIM là gì?

Tiêu chuẩn này khá nghiêm ngặt và O’Neill thường chọn những doanh nghiệp có EPS tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 3 năm liên tiếp. Những doanh nghiệp có EPS giảm trong năm thứ 2 và quay trở lại tăng trưởng mạnh mẽ ở năm thứ 3 cũng sẽ bị O’Neill loại khỏi danh sách đầu tư.

Giá trị tiêu chuẩn cho tỷ lệ tăng trưởng EPS hàng năm, ít nhất phải từ 25% trở lên. Ngoài ra ROE(lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) 4 quý hoặc năm gần đây nhất phải đạt ít nhất 17%, lý tưởng là 25-50%. Vì ROE là tỷ số giữa lợi nhuận mà công ty thu được trong kỳ hiện tại trên vốn chủ sở hữu, nên ROE càng cao càng cho thấy doanh nghiệp sử dụng đồng vốn hiệu quả. Nói cách khác, có thể nói rằng các doanh nghiệp có ROE cao, cho thấy doanh nghiệp đó đang ở trong một chu kỳ tốt và có thể sẽ tiếp tục tạo ra lợi nhuận một cách hiệu quả.

われわれは研究を通して、過去50年間で急成長を遂げたほぼ全銘柄が、最低でも17%のROEを示していたことを突き止めた(なかでも特に優れた大化け銘柄のROEは25〜50%ほどになる)。
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh trong vòng 50 năm qua đều có ROE tối thiểu là 17% (trong đó ROE của những doanh nghiệp tên tuổi nổi bật thường nằm trong khoảng 25-50%). 

Trích từ sách オニールの成長株発掘法

Áp dụng yếu tố A ở Nhật như thế nào?

Tuy nhiên, tỷ lệ ROE ở Nhật và Mỹ chênh lệch nhau khá đáng kể. Thực tế ở Nhật Bản những doanh nghiệp có ROE trên 17% rất ít. Do đó, khi áp dụng tiêu chí này để sàng lọc cổ phiếu tăng trưởng ở thị trường Nhật Bản, chúng ta có thể hạ nó xuống mức phù hợp. Cá nhân mình đặt giá trị tiêu chuẩn ROE cho thị trường Nhật Bản là ít nhất phải đạt 10%.

Ngoài ra, cần lưu ý thêm rằng mức ROE khác nhau theo từng ngành nghề hoạt động. Ví dụ các ngành nghề hoạt động không yêu cầu nhiều thiết bị sản xuất hoặc nguyên liệu thô, như IT hay Consultant thường có khuynh hướng ROE cao. Ngược lại ngành sản xuất(製造業) thường có ROE thấp. Xem thống kê của JPX tại đây.

株を買うなら、過去3年連続で大幅にEPSが増加し、さらに最近の四半期でもEPSに力強い向上が見られる銘柄に絞ること。この条件は必ず守らなければならない。
Nếu bạn có ý định mua cổ phiếu tăng trưởng, hãy tập trung vào những cổ phiếu đã có EPS tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng ba năm liên tiếp gần đây và EPS trong quý gần đây nhất cũng phải tăng trưởng mạnh mẽ. Để thành công bạn phải luôn luôn tuân thủ điều kiện này khi sàng lọc cổ phiếu.

Trích từ sách オニールの成長株発掘法

Tóm tắt yếu tố A trong CANSLIM

  • EPS hàng năm: tăng trưởng hơn 25%
  • EPS hàng năm: tăng trưởng trong vòng 3 năm liên tiếp
  • ROE: lớn hơn 17% đối với thị trường Mỹ và lớn hơn 10% đối với thị trường Nhật Bản

3. Yếu tố N trong phương pháp CANSLIM: Newer Companies, New products, New Management, New Highs Off Properly Formed Bases 

Yếu tố N trong CANSLIM đề cập đến “doanh nghiệp mới nổi, sản phẩm mới,  ban quản lý mới, mức giá cao mới”. Tóm tại, một doanh nghiệp cần phải có cái gì đó mới mẻ để khiến giá cổ phiếu tăng lên một cách bùng nổ đáng kinh ngạc. Đó có thể là sản phẩm mới, dịch vụ mới, công nghệ mới, giám đốc điều hành mới hoặc những thay đổi có ảnh hưởng đáng kể đến ngành nghề hoạt động.

  • Doanh nghiệp mới nổi: 新興企業
  • Sản phẩm mới: 新製品
  • Đội ngũ quản lý mới: 新経営陣
  • Giá cổ phiếu tạo đỉnh mới so với mức giá cổ phiếu thích hợp trước đó: 正しい株価ベースを抜けた新高値

Đối với trường phái đầu tư tăng trưởng, về cơ bản nên mua vào cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó khi giá cổ phiếu đang trong xu hướng tăng giá. Nói cách khác, khi giá cổ phiếu tạo mức giá rẻ mới(đáy mới) đừng nên suy nghĩ là nên mua vào vì nó rẻ mà hãy loại nó ra khỏi danh sách đầu tư tăng trưởng của bạn để tránh những khoản lỗ. Phương pháp đầu tư chủ động theo xu hướng giá hay xu hướng thị trường trong tiếng Nhật được gọi là 順張り và ngược lại đầu tư ngược xu hướng(bắt đáy) được gọi là 逆張り. 

株価が高すぎてリスクが高そうに見える銘柄はさらに値上がりし、株価が低く割安に見える銘柄はさらに値下がりする傾向にある。
Các cổ phiếu đã tăng giá quá cao và có vẻ rủi ro cao thường có xu hướng tiếp tục tăng giá thêm nữa, ngược lại những cổ phiếu giảm giá và có vẻ rẻ thường có xu hướng giảm hơn nữa.

Trích từ sách オニールの成長株発掘法

Tóm tắt yếu tố N trong CANSLIM

  • Doanh nghiệp có những thay đổi mới: sản phẩm mới, đội ngũ quản lý mới ,v.v.
  • Giá cổ phiếu tạo đỉnh mới: nên đợi giá vượt qua khu vực tích luỹ giá cũ(breakout)
  • Không nên chú ý quá nhiều đến PER

⇒ ⇒ Cách lọc cổ phiếu tăng trưởng ở Nhật với phương pháp CANSLIM P2

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

chứng khoán nhật bản

Chứng khoán Nhật Bản P2: Ba lợi ích hấp dẫn khi đầu tư

Chứng khoán Nhật Bản được đánh giá là kênh thu hút nhiều nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước vì tính linh hoạt,hấp dẫn của nó. 3 lợi ích hấp dẫn nhất khi đầu tư đó là.

khai báo thuế chứng khoán khi thua lỗ

Cách khai báo thuế chứng khoán khi thua lỗ để được khấu trừ chuyển tiếp

Có thể nói việc khai báo thuế chứng khoán khi thua lỗ để được khấu trừ chuyển tiếp sang các năm khác là một chế độ tuyệt vời ở Nhật Bản.

phúc lợi cổ đông ở nhật bản

Chương trình phúc lợi cổ đông ở Nhật Bản, hấp dẫn trong đầu tư

Phúc lợi cổ đông là một chương trình độc đáo chỉ có ở Nhật Bản nhằm khuyến khích cổ đông đầu tư và nắm giữ cổ phiếu lâu dài.

khác biệt giữa etf và quỹ đầu tư

Điểm khác biệt và tương đồng giữa ETF với quỹ uỷ thác đầu tư

ETF và “quỹ ủy thác đầu tư ” đều là hình thức ủy thác đầu tư, nhưng thực ra hai hình thức này có khá nhiều điểm khác biệt.

kinh nghiệm luyện thi chứng chỉ fe

Kinh nghiệm luyện thi chứng chỉ FE bằng tiếng Nhật

Phương pháp luyện thi chứng chỉ FE bằng tiếng Nhật mà mình đã thực hiện. Chứng chỉ FE là một chứng chỉ CNTT cơ bản đạt chuẩn quốc gia.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!