Thương mại Nhật Bản thâm hụt kỷ lục 21.7K tỷ yên trong năm 2022

Update: 828 lượt xem

Cán cân thương mại Nhật Bản đã thâm hụt 21,7 nghìn tỷ yên (khoảng 161 tỷ đô la Mỹ) trong năm tài khóa 2022, do ảnh hưởng trực tiếp bởi giá tài nguyên tăng mạnh và sự mất giá của đồng yên. Đây là năm thâm hụt thương mại thứ hai liên tiếp và cũng là mức thâm hụt lớn nhất từ trước đến nay ở Nhật Bản.

thương mại nhật bản 2022

Theo báo cáo thống kê thương mại do Bộ tài chính công bố vào sáng ngày 20/4, cán cân thương mại Nhật Bản đã ghi nhận mức thâm hụt kỷ lục 21.728 tỷ yên trong năm tài khóa 2022 (từ 1/4/2022 – 31/3/2023). Cho đến nay, mức thâm hụt lớn nhất là vào năm tài khóa 2013 (13,7 nghìn tỷ yên), khi nhập khẩu nhiên liệu tăng do các nhà máy điện hạt nhân đóng cửa sau trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản. Sau đó, cán cân thương mại Nhật bản đã ở trong màu đỏ trong hai năm liên tiếp trên cơ sở hàng năm.

Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều cao kỷ lục

Theo thống kê, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng 15,5% so với năm trước lên 99 nghìn tỷ yên. Mặt khác, nhập khẩu tăng mạnh hơn với 32,2% lên 121 nghìn tỷ yên.

Xuất khẩu

Xét theo danh mục sản phẩm, xuất khẩu ô tô tăng trưởng 28% lên 13,7 nghìn tỷ yên. Có khoảng 5 triệu chiếc xe được bán ra nước ngoài, trong đó xuất khẩu xe ô tô gia đình tăng trưởng 28,9% lên 12 nghìn tỷ yên và xuất khẩu xe tải, xe bus tăng trưởng 20,7% lên 1,6 nghìn tỷ yên.

Ngoài ra, xuất khẩu khoáng sản tăng trưởng mạnh mẽ với 83,9% với giá trị khoảng 2 nghìn tỷ yên, máy móc tăng trưởng 12,3% lên 19 nghìn tỷ yên và điện máy cũng tăng trưởng 9% lên 17 nghìn tỷ yên.

Mặt hàng Giá trị
(triệu yên)
Tăng trưởng
(%)
Thực phẩm   1.159.041 14.7
Nguyên liệu thô   1.594.039 9.1
Khoáng sản   2.269.270 83.9
Hóa chất   11.686.777 7.3
 
Hợp chất hữu cơ 2.187.161 5.2
Dược phẩm 1.161.266 24.2
Nhựa 3.055.907 0.7
Nguyên vật liệu   11.890.048 13.8
 
Thép 4.762.942 15.1
Kim loại phi sắt 2.491.812 16.7
Kim loại 1.345.467 4.2
Dệt, vải 776.999 12.7
Khoáng phi kim loại 1.005.127 9.2
Cao su 1.122.111 22.7
Giấy 353.585 6.9
Máy móc, động cơ   19.011.421 12.3
Thiết bị điện   17.231.298 9.2
Phương tiện nói chung   19.752.773 21.8
 
Ô tô 13.735.184 28
Phụ tùng ô tô 3.731.114 2.1
Xe máy 444.041 44.3
Khác   14.631.812 22.9
Tổng kim ngạch xuất khẩu 99.226.479 15.5

Xét theo khu vực, xuất khẩu sang châu Á tăng trưởng 15,5% với giá trị 55 nghìn tỷ yên, mặc dù bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách Zero-Covid nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng 1,3% lên 18,5 nghìn tỷ yên. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 21,3% lên 18,7 nghìn tỷ yên và tăng trưởng 20,8% lên 11 nghìn tỷ yên đối với EU. Do một vài biện pháp hạn chế áp đặt lên Nga, nên kim ngạch xuất khẩu sang Nga đã giảm 39,8% trong năm tài khóa 2022.

Nhập khẩu

Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt mức cao kỷ lục, nhưng do ảnh hưởng của giá tài nguyên tăng cao và đồng yên mất giá, đã khiến kim ngạch nhập khẩu tăng vọt. Trong năm tài khóa 2021, tỷ giá hối đoái trung bình là ¥111.91 = $1 nhưng trong năm tài khóa 2022, đồng yên đã trượt giá mạnh xuống còn ¥135.05 = $1.

Mặt hàng Giá trị
(triệu yên)
Tăng trưởng
(%)
Thực phẩm   9.642.243 23.4
 
Hải sản 1.980.670 24.2
Thịt 1.921.412 17.5
Ngũ cốc 1.509.475 37.5
Rau 722,506 30.1
Hoa quả 638.435 10.1
Nguyên liệu   8.032.407 8.7
  Gỗ 483,451 0.5
  Kim loại phi sắt 2.499.544 17.7
  Đá quặng 1.699.231 -19
  Đậu tương 373,245 59.1
Nhiên liệu   35.192.416 77
  Dầu thô 13.693.243 70.8
  Dầu khoáng PSO 2.917.455 25.8
  Petrol 2.183.483 23.1
  Khí LNG 8.892.328 77.6
  Khí LPG 1.034.935 24.8
  Than củi 8.580.572 139.5
  Than tổng hợp 5,515,503 166.7
Hóa chất   13,121,633 21.4
Nguyên vật liệu   10.135.096 13.5
  Thép 1.474.642 22.6
  Kim loại phi sắt 3,124,824 -0.2
  Kim loại 1.618.687 17.5
  Dệt, vải 1.275.608 23.2
  Vật liệu phi kim loại 797,923 14.2
  Đồ gỗ 1.051.486 27
Máy móc, động cơ   9.540.156 21.1
Thiết bị điện   17.698.873 23.9
Xe cộ   3,545,876 9.3
  Ô tô 1.595.882 20.2
  Phụ tùng ô tô 1.047.494 24.5
  Hàng không 415.95 -35.4
Khác   14.046.264 25
Tổng kim ngạch nhập khẩu 120.954.964 32.2

Về nguyên liệu nói chung, mặc dù trên cơ sở khối lượng không tăng hoặc giảm đi nhưng trên cơ sở giá trị thì tất cả đều tăng và chiếm 29,1% trong tổng nhập khẩu. Cụ thể, dầu thô tăng 6,8% trên cơ sở khối lượng nhưng tăng 70,8% trên cơ sở giá trị lên gần 13,7 nghìn tỷ yên. Dầu Petrol cũng tăng 23,1% trên cơ sở giá trị lên 2 nghìn tỷ yên, mặc dù giảm 11,6% trên cơ sở giá trị.

Ngoài ra, nhập khẩu thực phẩm nói chung cũng tăng mạnh 23,4% lên 9,6 nghìn tỷ yên, đặc biệt là các sản phẩm ngũ cốc tăng 37,5% so với năm trước.

Có nhiều quan điểm cho rằng nhập khẩu sẽ tiếp tục vượt xuất khẩu trong tương lai và dự kiến trong năm tài khóa 2023, Nhật Bản sẽ tiếp tục thâm hụt thương mại với giá trị khoảng 15 nghìn tỷ yên.

Data: Trade Statistics of Japan

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

sòng bạc ở osaka

Sòng bạc đầu tiên của Nhật Bản ở Osaka trị giá 8,1 tỷ đô

Chính phủ Nhật Bản chính thức phê duyệt kế hoạch xây dựng khu nghỉ dưỡng tích hợp Osaka IR, có sòng bạc hợp pháp đầu tiên ở Nhật Bản.

đăng nhập tài khoản chứng khoán rakuten

Hướng dẫn đăng nhập tài khoản chứng khoán Rakuten Shoken ở Nhật

Hướng dẫn các bước cài đặt ban đầu và đăng nhập vào tài khoản chứng khoán Rakuten ở Nhật Bản.Các bạn có thể tải app iSPEED để đăng nhập trên điện thoại hoặc làm trực tiếp trên web.

tài khoản vãng lại nhật bản

TÀI KHOẢN VÃNG LAI THÁNG 9 NHẬT BẢN THẶNG DƯ 1033,7 TỶ YÊN

Theo thống kê của Bộ Tài chính, cán cân tài khoản vãng lai Nhật Bản trong tháng 9 thặng dư 1033,7 tỷ yên, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước.

cách mua vàng tích trữ ở nhật

Hướng dẫn cách mua vàng tích trữ ở Nhật Bản

Vàng là một sản phẩm đầu tư có tính ổn định và an toàn trong dài hạn. Cách mua vàng tích trữ thông qua công ty chứng khoán Rakuten ở Nhật Bản như sau.

cách mở tài khoản chứng khoán ở nhật

Cách mở tài khoản chứng khoán ở Nhật Bản chi tiết nhất

Mở tài khoản chứng khoán ở Nhật như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người.Bài viết này hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký mở tài khoản chứng khoán Rakuten ở Nhật.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!