Tapering là gì? Tapering có ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán

Postdate: 5038 lượt xem

Ngân hàng Trung ương của các Quốc gia đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19 xảy ra. Tuy nhiên, khi áp lực lạm phát tăng cao, các ngân hàng sẽ phải xem xét lại các chính sách này và thực hiện “tapering”. Vậy tapering là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán?

Tapering là gì?

Tapering trong tài chính có nghĩa là chính sách nới lỏng định lượng do các ngân hàng trung ương(ở Nhật là BOJ và ở Mỹ là BOA) đã thực hiện trước đó sẽ được thắt chặt và giảm bớt dần lại. Nếu cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng cùng một lúc sẽ gây ra biến động lớn trên thị trường tài chính và ảnh hưởng đến nền kinh tế, vì vậy các ngân hàng trung ương sẽ sử dụng “tapering” để giảm tránh những biến động lớn này.

Tại các quốc gia, ngân hàng trung ương đều có chính sách tiền tệ nhằm mục đích ổn định giá cả. Một trong những chính sách tiền tệ thu hút nhiều người quan tâm đó là “chính sách nới lỏng định lượng”  (tiếng Anh: Quantitative easing, viết tắt là QE). 

Chính sách nới lỏng định lượng là gì?

Chính sách nới lỏng định lượng là một chính sách mà ngân hàng sẽ cung cấp một lượng vốn lớn cho thị trường bằng cách mua trái phiếu chính phủ hoặc chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp(MBS). Điều này làm tăng tổng số tiền của các quỹ trong hệ thống tài chính. Tạo ra nhiều tiền có sẵn cốt để khuyến khích các tổ chức tài chính cho các doanh nghiệp và cá nhân vay nhiều hơn. Hay nói cách khác bằng cách tăng lượng vốn trên thị trường, các rào cản đối giữa các tổ chức tài chính với các công ty và cá nhân vay sẽ được giảm bớt, và nền kinh tế sẽ được hồi sinh trở lại.

Mặt khác, nếu ngân hàng tiếp tục cung cấp thêm tiền cho thị trường, nền kinh tế có thể trở nên quá nóng và ngược lại nó có thể làm tăng rủi ro cho nền kinh tế và thị trường tài chính. Do đó, ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát lượng tiền lưu chuyển trên thị trường bằng cách thắt chặt chính sách nới lỏng định lượng.

Cụ thể, hiện nay FRB đang thực hiện chính sách nới lỏng định lượng bằng cách mua 120 tỷ USD chứng khoán mỗi tháng, trong đó có 80 tỷ USD trái phiếu chính phủ và 40 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp(不動産担保証券). Tapering sẽ làm giảm số tiền mua chứng khoán mỗi tháng này và nó trở thành con số 0. Khi đó, chính sách nới lỏng định lượng sẽ kết thúc và chính sách tiền tệ sẽ trở nên trung lập.

tapering là gì
Các giai đoạn QE ở Mỹ(Source: Bloomberg)

Tapering ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường chứng khoán

Lý do đầu tiên mà các nhà đầu tư chú ý đến thời điểm diễn ra tapering có lẽ là do tapering ảnh hưởng đến các sản phẩm tài chính như cổ phiếu hay trái phiếu. Về mặt lý thuyết giá cổ phiếu sẽ giảm khi tapering xảy ra, và nó có lộ trình như sau:

  1. Bắt đầu Tapering 
  2. Tăng lãi suất
  3. Chiết khấu giá trị hiện tại(hiển thị giá trị lý thuyết của giá cổ phiếu) sẽ giảm
  4. Giá cổ phiếu được hiện tại được định giá là quá đắt
  5. Nhiều nhà đầu tư bán ra cổ phiếu
  6. Giá cổ phiếu giảm


Tuy nhiên có một vài ngành nghề đặc thù được hưởng lợi nhuận khi lãi suất tăng, nên có thể nói không phải giá cổ phiếu của tất cả các công ty đều giảm khi xảy ra tapering. Hơn nữa, về mặt dài hạn tapering không tác động lớn đối với các công ty có giá trị mà ngược lại tapering sẽ là thời điểm để nhiều nhà đầu tư giá trị săn đón. Nhiều người tin rằng sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ được kích hoạt sẽ là “cuộc sàng lọc” đối với việc lựa chọn các tài sản được hỗ trợ bởi hiệu quả kinh doanh và nhu cầu thực tế.

Nhìn lại Tapering đã xảy ra trong quá khứ

Tại Nhật Bản ngân hàng trung ương(BOJ) đã bắt đầu thực hiện chính sách nới lỏng định lượng từ tháng 3 năm 2001, sự mà sự khôi phục của nền kinh tế đã chậm lại. BOJ đã xem xét và tăng lượng trái phiếu Chính phủ dài hạn, nhằm tác động đến kỳ vọng của công chúng và nhấn mạnh cam kết của Ngân hàng đối với lãi suất mục tiêu theo thời hạn. Xem thêm các chính sách tiền tệ khác của ngân hàng Trung ương Nhật Bản tại đây.

Nguyên nhân khiến các nhà đầu tư trên thị trường hỗn loạn về “tapering” là do lo sợ về sự trở lại của cơn thịnh nộ từng xảy ra vào năm 2013 – taper tantrum. Vào tháng 5 năm 2013, Chủ tịch Fed khi đó là Ben S. Bernanke bất ngờ tuyên bố tapering. Kết quả là thị trường đã rung chuyển, giá cổ phiếu toàn cầu giảm mạnh và lãi suất dài hạn của Mỹ tăng vọt từ 2,02% lên khoảng 3%. Khi đó chứng khoán Mỹ(DJI) chỉ giảm nhẹ, nhưng chứng khoán Nhật Bản(Nikkei 225) đã giảm mạnh. 

tapering ở nhật
Source: 三井住友DSアセットマネジメント

Lý do mà Nikkei 225 giảm mạnh không chỉ là tapering mà đây còn là phản ứng trước việc chứng khoán Nhật đã tăng mạnh do kỳ vọng vào chế độ Abenomics, bắt đầu vào tháng 12/2012. Tuy nhiên, sau đó, giá cổ phiếu ở cả Nhật Bản và Hoa Kỳ đều khôi phục và quay trở lại xu hướng tăng. Mặt khác giá hàng hóa, giá cổ phiếu tăng trưởng thị trường Mothers và chỉ số trái phiếu liên tục giảm trong thời gian dài.

Kết luận

Sự khác biệt giữa Tapering trong quá khứ và lần này đó chính là áp lực lạm phát. Tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ giai đoạn 2013-2015 dao động trong phạm vi 0-2%. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ đang ở mức cực kỳ cao với 5,4%. Liệu thị trường có bỏ qua sự gia tăng áp lực lạm phát này và tiếp tục duy trì xu hướng tăng ngay cả sau khi bắt đầu tapering như trước đó hay không, đây là một câu hỏi mà không ai có thể tự tin đưa ra câu trả lời chính xác.

tapering là gì
Biến động tỷ lệ lạm phát ở Mỹ(Source: tradingeconomics.com)

Nói chung, về mặt dài hạn có khả năng giá cổ phiếu sẽ trở lại xu hướng tăng ngay cả khi bắt đầu tapering. Tuy nhiên, hiện nay Chủ tịch Powell vẫn chưa quyết định khi nào tapering sẽ bắt đầu, vì vậy điều quan trọng trước mặt là phải chú ý đến những chuyển động của Fed hay các sự kiện liên quan.

Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ: Ngân hàng trung ương Nhật Bản, investopedia.com, 三井住友DSアセットマネジメント, bloomberg

5/5 - (2 bình chọn)

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

đầu tư nisa mới

Đầu tư NISA ở Nhật: Chiến lược đạt 30 triệu yên khi về già

Chiến lược đầu tư dài hạn với NISA mới 2024 ở Nhật Bản, để đạt được mục tiêu tài chính lớn, như mục tiêu tích trữ 30 triệu yên khi về già.

khác biệt giữa etf và quỹ đầu tư

Điểm khác biệt và tương đồng giữa ETF với quỹ uỷ thác đầu tư

ETF và “quỹ ủy thác đầu tư ” đều là hình thức ủy thác đầu tư, nhưng thực ra hai hình thức này có khá nhiều điểm khác biệt.

chỉ báo kỹ thuật chứng khoán

Các chỉ báo căn bản dùng để phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Các chỉ báo kỹ thuật trong chứng khoán là công cụ hữu ích giúp chúng ta nắm bắt được biến động giá thị trường cũng như dự báo xu hướng trong tương lai.

thị trường chứng khoán nhật bản

Tìm hiểu thị trường chứng khoán Nhật Bản: Xu hường và tiềm năng

Đọc blog này để tìm hiểu về thị trường chứng khoán Nhật Bản, một trong những thị trường chứng khoán lớn và phát triển bậc nhất trên thế giới.

doanh nghiệp nhật tỷ giá

Đồng Yên yếu, doanh nghiệp Nhật Bản kiếm 2000 tỷ yên nhờ tỷ giá

Hàng loạt doanh nghiệp Nhật Bản hưởng lợi lớn nhờ việc đồng Yên mất giá, 20 công ty lớn sẽ thu thêm 2 nghìn tỷ yên nhờ chênh lệch tỷ giá.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!