Cấu trúc mới của thị trường chứng khoán Nhật Bản thay đổi như thế nào?

Update: 4144 lượt xem

cấu trúc thị trường chứng khoán nhật bản
Cấu trúc mới của thị trường chứng khoán Nhật Bản

Kể từ ngày 4 tháng 4 năm 2022, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo – Nhật Bản đã thay đổi cấu trúc từ năm phân khúc thị trường hiện tại thành ba phân khúc thị trường mới. Lý do của việc thay đổi cấu trúc thị trường đợt này là do số lượng các công ty niêm yết trên “Phân khúc đầu tiên – First Section” của Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo đã tăng lên quá nhiều, điều này đã khiến chất lượng của thị trường hàng đầu Nhật Bản xấu đi.

 Lý do rà soát và thay đổi cấu trúc thị trường

Tính đến cuối tháng 12 năm 2021, số lượng công ty được niêm yết trên TSE là 3.767 công ty, trong đó “東証一部 = Phân khúc đầu tiên” chiếm khoảng 60% với 2.182 công ty. Nhiều công ty có xu hướng mong muốn được niêm yết trên “First Section” của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo nhằm làm bằng chứng công nhận rằng họ là một trong những doanh nghiệp xuất sắc. Vì lý do này, chỉ số TOPIX(Tokyo Stock Price Index), bao gồm tất cả các cổ phiếu được liệt kê trên Phân khúc đầu tiên của Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo, đã được sử dụng như một chỉ báo kinh tế đại diện cho các xu hướng trong nền kinh tế của Nhật Bản.

Tuy nhiên, trong thị trường phân khúc đầu tiên lại có khoảng hơn 730 công ty(khoảng 33%) có vốn hóa thị trường thấp hơn 250 tỷ yên, và có khoảng hơn 1.000 công ty(khoảng 46%) có chỉ số PBR(Price to Book Ratio) bé hơn 1 lần. Điều này cho thấy sự sụt giảm chất lượng của một số doanh nghiệp đang trở thành một mối lo ngại, khiến thị trường chứng khoán Nhật Bản trở nên kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài ra, khái niệm hay tiêu chuẩn xét duyệt của từng phân khúc thị trường chứng khoán ở Nhật Bản khá phức tạp, khó hiểu và gây rắc rối cho nhiều nhà đầu tư.

Cấu trúc mới của thị trường chứng khoán TSE Nhật Bản thay đổi như thế nào?

Thay đổi cấu trúc thị trường chứng khoán ở Nhật Bản (Image: Nikkei)

Như đã giới thiệu ở phần đầu bài, 5 phân khúc thị trường hiện tại sẽ được chọn lọc bởi các tiêu chí như “quản trị doanh nghiệp =Corporate Governance”, ”tính thanh khoản = 流動性”, “chỉ tiêu sinh lời(PLI) = 利益水準” hay “vốn hóa thị trường = 時価総額”. Sau đó sẽ được phân chia lại thành ba phân khúc mới, đó là:

  • プライム市場 (Prime Market):Thị trường Prime (tạm dịch là thị trường hàng đầu)
  • スタンダード市場 (Standard Market):Thị trường Standard (tạm dịch là thị trường tiêu chuẩn)
  • グロース市場 (Growth Market):Thị trường Growth (tạm dịch là thị trường tăng trưởng)

Thị trường Prime

Thị trường Prime bao gồm các công ty có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao, cũng như được trang bị đội ngũ quản trị doanh nghiệp với cấp độ tốt. Hay nói cách khác, các công ty muốn được niêm yết trên thị trường Prime phải cam kết cải thiện và nâng mức tăng trưởng bền vững cũng như nâng cao giá trị doanh nghiệp trong chu kỳ trung và dài hạn. Prime hứa hẹn sẽ là thị trường hấp dẫn thu hút các tổ chức đầu tư trong và ngoài nước.

Đặc biệt các công ty này sẽ tăng cường công bố thông tin về ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) với mục đích khuyến khích các công ty chuyển đổi và phát triển, đồng thời thu hút thêm vốn đầu tư từ nước ngoài.

Thị trường Standard

Thị trường Standard bao gồm các công ty có giá trị vốn hóa thị trường nhất định, tính thanh khoản tạm ổn và được trang bị đội ngũ quản trị doanh nghiệp với cấp độ cơ bản. Các công ty này cũng hứa hẹn tăng trưởng bền vững và nâng cao giá trị doanh nghiệp trong tương lai.

Thị trường Growth

Thị trường tăng trưởng Growth được giả định là thị trường của các công ty đang niêm yết tại phân khúc thị trường Mothers và JASDAQ(Growth). Vì tiêu chuẩn niêm yết lỏng lẻo hơn so với hai thị trường còn lại, nên đây sẽ là thị trường tập hợp nhiều công ty mới mẻ có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng có thể mạo hiểm và chứa ẩn nhiều rủi ro.

Tiêu chuẩn niêm yết mới

Tiêu chuẩn niêm yết các phân khúc thị trường mới khá chặt chẽ hơn so với trước đây và hiện tại,mình sẽ tóm tắt tại bảng phía dưới. Nếu muốn đọc thêm chi tiết hãy tham khảo tại trang chủ của JPX.

cấu trúc mới của chứng khoán nhật bản
Tiêu chuẩn niêm yết mới của thị trường chứng khoán Nhật Bản

Lưu ý

Lưu ý, công thức tính cổ phiếu đang lưu hành được sửa đổi mới với công thức như phía dưới. Giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu đang lưu hành trở nên quan trọng, vì để nâng mức giá trị vốn hóa này doanh nghiệp cần tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Thông thường để thực hiện điều này, chỉ cần doanh nghiệp bán ra cổ phiếu quỹ hoặc cổ phiếu mà lãnh đạo đang nắm giữ nhưng không để giá cổ phiếu đi xuống. Vì vậy những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa cổ phiếu đang lưu hành trên 100億円(cao hơn 10 lần so với tiêu chuẩn niêm yết thị trường 東証一部 trước đây) sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm trong thời gian tới.

công thức tính cổ phiếu đang lưu hành
Công thức tính cổ phiếu đang lưu hành (Source: JPX)

Từ trước đến nay, nếu số lượng cổ phần được nắm giữ giữa các công ty(株式の持ち合い) hoặc cổ phần được nắm giữ để thực hiện chiến lược giữa các công ty(政策保有株式) thấp hơn 10% thì cũng được tính vào diện cổ phiếu đang lưu hành. Tuy nhiên với lần thay đổi phân khúc thị trường này, số lượng cổ phần này không được tính vào diện cổ phiếu đang lưu hành. 政策保有株式 là một chế độ đặc biệt ở Nhật Bản, đại khái là các công ty liên quan hay đối tác nắm giữ cổ phần của nhau, điển hình là các ngân hàng hay tập đoàn lớn.

Ảnh hưởng gì tới giá cổ phiếu và nhà đầu tư ?

1. Giá cổ phiếu Doanh nghiệp

Nhờ việc tái cấu trúc thị trường đợt này, nếu các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và nỗ lực nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp, thì nhiều khả năng giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ tăng(thực tế, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp công bố IR được phê duyệt lên Prime Market đã tăng lên mạnh mẽ).

Đặc biệt đối với những công ty có giá trị vốn hóa thị trường và số lượng cổ phiếu đang lưu hành ở mức xấp xỉ mức tiêu chuẩn xét duyệt để duy trì niêm yết, liệu họ có thể tăng trưởng theo kế hoạch hay không dường như là chìa khóa quan trọng đối với nhà đầu tư. Nếu lợi nhuận có thể tích lũy phù hợp với chính lược kinh doanh được đề ra trong bản kế hoạch quản lý trung hạn「中期経営計画」, thì việc thu hút nhà đầu tư sẽ trở nên hấp dẫn hơn.

Vấn đề là “Có thể duy trì tăng trưởng trong trung và dài hạn không“? Việc điều chỉnh tăng dự báo kết quả HĐKD và dự báo tăng cổ tức có xu hướng đẩy giá cổ phiếu lên ngay sau khi công bố thông tin IR. Tuy nhiên, nếu những điều này không bền vững, thì đà tăng giá cổ phiếu sẽ tạm thời chấm dứt.

2. Chế độ ưu đãi cổ đông

Ngoài ra, tiêu chuẩn xét duyệt “số lượng cổ đông” của thị trường Prime Market sẽ chỉ còn 800 người so với First Section trước đây là 2.200 người, thì việc ngưng chế độ “ưu đãi cổ đông = 株主優待” cũng là vấn đề cần quan tâm. Theo TDnet, kể từ tháng 8 năm 2021 đến nay đã có nhiều doanh nghiệp công bố hủy bỏ chương trình ưu đãi cổ đông bằng các phiếu ưu đãi, với nhiều lý do khác nhau.

3. Chỉ số TOPIX

Theo số liệu thống kê của Nikkei Business, từ trước đến này đã có rất nhiều nhà đầu tư yêu thích và lựa chọn việc đầu tư thêo chỉ số TOPIX thay cho cổ phiếu riêng lẻ. Nếu việc tái cấu trúc thị trường đạt hiệu quả như TSE và các Cơ quan tài chính kỳ vọng sẽ nâng cao mức độ cải thiện giá trị doanh nghiệp, thì đó là một điểm cộng cho việc đầu tư theo chỉ số. Ripple, có khả năng cơ sở đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ (đầu tư tích cực) sẽ mở rộng. Do đó, làn sóng đầu tư theo chỉ số ở trong nước cũng có thể sẽ được lan tỏa mạnh mẽ như S&P 500 ở Mỹ.

Trong đợt tái cấu trúc thị trường lần này, chỉ số TOPIX cũng được lên lịch để xem xét và rà soát lại trong khoảng thời gian kể từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 1 năm 2025. Tất cả các cổ phiếu cấu thành TOPIX hiện có sẽ tiếp tục được chấp nhận, nhưng các cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường dưới 10 tỷ yên(100億円) sẽ bị loại bỏ khỏi chỉ số này.

Tham khảo và phân tích từ: JPX

4.5/5 - (2 bình chọn)

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cổ phiếu Sony phá đỉnh kỷ lục sau 25 năm

Cổ phiếu Sony phá đỉnh lịch sử sau 25 năm nhờ cải tổ kinh doanh

Giá cổ phiếu Sony tăng mạnh hơn 3% trong ngày 12, đạt mức 3.479 yên, vượt qua mức cao kỷ lục 3.390 yên được thiết lập vào tháng 3 năm 2000.

xe bán chạy nhất nhật bản 2022

TOP 10 mẫu xe ô tô bán chạy nhất ở Nhật Bản năm 2022

Honda N-BOX là mẫu xe ô tô bán chạy nhất ở Nhật Bản trong năm 2022, với doanh số đạt 202.197 chiếc tăng trưởng 7% so với năm trước.

tài khoản vãng lai nhật bản 2023

Thặng dư tài khoản vãng lai Nhật Bản cao kỷ lục trong năm tài khoá 2023

Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản trong năm 2023 cao kỷ lục với 25.339 tỷ yên nhờ giá nguyên liệu giảm và xuất khẩu tăng mạnh.

phí dịch vụ yucho

Ngân hàng Yucho thay đổi phí dịch vụ kể từ tháng 1 năm 2022

Ngân hàng Yucho sẽ thay đổi phí dịch vụ kể từ ngày 17/1/2022. Cây ATM tại các nhà ga, trung tâm mua sắm, hay FamilyMart sẽ có lúc bị thu phí.

Chứng khoán Ấn Độ có gì hấp dẫn?

Chứng khoán Ấn Độ có gì hấp dẫn? Có thể đầu tư từ Nhật Bản không?

Chứng khoán Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư trên toàn cầu nhờ vào tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!