Tài khoản chứng khoán đặc định – Tokutei Kouza: Quy tắc đặc thù

Postdate: 16 lượt xem

tài khoản chứng khoán đặc định

Bạn đã gặp tình huống này trong giao dịch chứng khoán chưa? Một ngày đẹp trời nào đó, bạn bán cổ phiếu A khi thấy giá đã đạt kỳ vọng, nhưng ngay sau đó giá cổ phiếu A lại giảm sâu, khiến bạn muốn mua lại để tận dụng cơ hội. Hoặc ngược lại, khi bạn bán và nhận thấy giá bắt đầu tăng mạnh, bạn sợ mất cơ hội nên quyết định mua lại ngay. Đây không phải là tình huống hiếm gặp trong đầu tư chứng khoán, đặc biệt là hệ thống tài khoản đặc định – Tokutei Kouza ở Nhật Bản.

Nếu bạn giao dịch trong tài khoản chứng khoán đặc định (特定口座) ở Nhật Bản, bạn có thể gặp phải một hiện tượng bất ngờ: giá mua lại được ghi nhận khác với giá mà bạn thực sự mua. Vậy, điều gì đang xảy ra? Tại sao lợi nhuận của bạn lại không như kỳ vọng? Hãy cùng tìm hiểu về quy tắc đặc thù của tài khoản chứng khoán đặc định để tránh rủi ro này và bảo vệ chiến lược đầu tư của mình nhé!

Lý do nhà đầu tư thường mua lại cổ phiếu ngay sau khi bán

Trong đầu tư, việc bán cổ phiếu không phải lúc nào cũng kết thúc câu chuyện. Dưới đây là một số lý do khiến bạn có thể muốn mua lại cổ phiếu ngay sau khi bán:

  1. Tận dụng cơ hội giá giảm:
    Sau khi bán ra, nếu giá cổ phiếu giảm mạnh, bạn có thể muốn mua lại ở mức giá thấp hơn để kiếm lời khi giá hồi phục.
  2. Đón đầu xu hướng tăng:
    Nếu giá cổ phiếu bất ngờ đảo chiều và có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội và quyết định mua lại ngay. (リバウンド狙い)
  3. Chiến lược hiện thực hóa lãi/lỗ cuối năm để cân bằng thuế:
    Vào dịp cuối mỗi năm, nhiều nhà đầu tư thường sử dụng chiến lược “hiện thực hóa lãi” (益出し – ikidashi) hoặc “hiện thực hóa lỗ” (損出し – sondashi):
    • Hiện thực hóa lãi: Bán cổ phiếu đang lãi để bù đắp khoản lỗ từ các năm trước đã được thực hiện thủ tục “Khấu trừ lỗ chuyển tiếp sang 3 năm tiếp theo”.
    • Hiện thực hóa lỗ: Bán cổ phiếu đang lỗ để giảm lợi nhuận và tiết kiệm thuế.

Xem thêm: Khấu trừ lỗ chuyển tiếp trong chứng khoán, ai cũng nên biết

Tuy nhiên, trong tài khoản chứng khoán đặc định, có một quy tắc đặc thù về cách tính toán giá mua lại có thể khiến bạn “mất cảnh giác“.

Chuyện gì xảy ra khi giá mua lại không đúng như bạn nghĩ?

Trước tiên hãy cũng xem ví dụ sau đây:

Anh A đang giao dịch bằng tài khoản chứng khoán đặc định có khấu trừ tại nguồn – 源泉ありの特定口座. Anh A đã mua một cổ phiếu với giá 1.000 yên và sau đó bán cắt lỗ ở mức 800 yên. Tuy nhiên, sau đó cổ phiếu này hồi phục, nên anh A nghĩ rằng giá có thể tăng trở lại và đã mua lại với giá 820 yên trong cùng ngày. Anh A cho rằng giá gốc của cổ phiếu sau khi mua lại sẽ là 820 yên, nhưng khi đăng nhập vào trang web của công ty chứng khoán, anh A thấy giá gốc được hiển thị không phải là 820 yên mà là 910 yên. Điều này rốt cuộc là như thế nào?

Hiện tượng này xảy ra do quy tắc đặc thù của tài khoản 特定口座 (tài khoản chứng khoán đặc định) khi bạn mua bán cổ phiếu cùng ngày. Quy tắc này được gọi là “quy tắc giao dịch trong ngày”, và nó sẽ tính toán lại giá gốc của cổ phiếu dựa trên cách xử lý thuế.

Xem thêm: Tìm hiểu về hệ thống thuế chứng khoán ở Nhật Bản

Theo quy tắc của tài khoản 特定口座: Khi bạn bán và mua lại cùng ngày, hệ thống sẽ tính giá gốc mới bằng cách lấy trung bình cộng giữa giá mua lại và giá gốc trước đó.

Công thức tính giá gốc mới = (Giá ban đầu + Giá mua lại)/2

Áp dụng vào ví dụ trên của anh A, Giá gốc mới sau khi được tính lại sẽ là (1.000¥ + 800¥)/2 = 910¥.

Quy tắc đặc thù của tài khoản chứng khoán đặc định

Trong tài khoản đặc định, nếu bạn bán và mua lại cùng một mã cổ phiếu trong cùng ngày, hệ thống sẽ coi như giao dịch mua diễn ra trước, bất kể bạn thực sự giao dịch theo thứ tự nào. Vì vậy, nếu bạn thực hiện nhiều giao dịch mua và bán cùng mã cổ phiếu trong cùng một ngày, lợi nhuận, thua lỗ hoặc giá gốc cổ phiếu sau khi mua lại sẽ khác với những gì bạn dự đoán một cách trực quan.

Ví dụ cụ thể:

  • Bạn sở hữu 1.000 cổ phiếu với giá mua ban đầu là 500 yên/cổ phiếu.
  • Buổi sáng, bạn bán 1.000 cổ phiếu với giá 800 yên/cổ phiếu.
  • Buổi chiều, bạn mua lại 1.000 cổ phiếu với giá 700 yên/cổ phiếu.

Nếu tính theo logic thông thường, kết quả sẽ là:

  • Lợi nhuận: (800 – 500) x 1.000 = 300.000 yên.
  • Giá mua lại: 700 x 1.000 = 700.000 yên.

Nhưng trong tài khoản chứng khoán đặc định, lợi nhuận và giá mua lại sẽ được tính như sau:

  • Lợi nhuận: (800 – [(500 + 700) / 2]) x 1.000 = 200.000 yên.
  • Giá mua lại: [(500 + 700) / 2] x 1.000 = 600.000 yên.

Trong tài khoản chứng khoán đặc định có khấu trừ thuế tại nguồn, nếu tài khoản của bạn có phát sinh lãi từ việc bán cổ phiếu, khoản thuế khoảng 20% sẽ được trừ trực tiếp ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu lợi nhuận thực tế sau khi tính toán khác với những gì bạn dự đoán, số tiền thuế bị khấu trừ cũng sẽ thay đổi tương ứng.

Lưu ý khi thực hiện tối ưu hoá lãi/lỗ

Quy tắc đặc thù của tài khoản chứng khoán đặc định (特定口座) thường không gây ảnh hưởng quá lớn trong những trường hợp thông thường. Mặc dù lợi nhuận, hay khoản thua lỗ và số thuế bị khấu trừ có thể khác với dự đoán, nhưng sự sai lệch này thường không đủ lớn để tác động mạnh đến kết quả đầu tư của bạn.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là giá gốc cổ phiếu sau khi mua lại sẽ không giống với giá mà bạn thực sự mua ban đầu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhà đầu tư áp dụng quy tắc cắt lỗ (stop-loss), chẳng hạn như “bán đặt lệnh cắt lỗ khi giá giảm 10% so với giá mua vào”.

Lý do đó là: Giá gốc mới được tính toán theo quy tắc của tài khoản 特定口座 sẽ hiển thị trên bảng kê cổ phiếu bạn nắm giữ, nhưng giá mua thực tế thì không. Vì vậy, bạn cần tự mình lưu lại giá mua thực tế một cách riêng biệt để theo dõi và áp dụng chính xác các quy tắc đầu tư của mình, mặc dù điều này có thể gây ra một chút bất tiện ^^.

Kết luận

Việc hiểu rõ quy tắc đặc thù của tài khoản chứng khoán đặc định là điều cần thiết để tránh những bất ngờ không mong muốn trong quá trình đầu tư. Đừng để những chi tiết nhỏ làm ảnh hưởng đến chiến lược và mục tiêu dài hạn của bạn nhé.

Trong bài viết tiếp theo, Japan Life Guide Blog sẽ hướng dẫn chi tiết cách tối ưu hóa lợi nhuận và tránh sai lệch khi giao dịch trong tài khoản chứng khoán đặc định – 特定口座, khi đầu tư ở Nhật Bản.

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

thập kỷ mất mát của nhật bản

“Thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, những bài học rút ra

Thập kỷ mất mát của Nhật Bản là một thời kỳ đen tối trong lịch sử kinh tế nước Nhật, nó xảy ra sau khi bóng bóng kinh tế nổ tung.

đăng nhập tài khoản chứng khoán rakuten

Hướng dẫn đăng nhập tài khoản chứng khoán Rakuten Shoken ở Nhật

Hướng dẫn các bước cài đặt ban đầu và đăng nhập vào tài khoản chứng khoán Rakuten ở Nhật Bản.Các bạn có thể tải app iSPEED để đăng nhập trên điện thoại hoặc làm trực tiếp trên web.

phân tích cơ bản chứng khoán

Chứng khoán Nhật Bản P4: Kỹ năng phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản trong chứng khoán là phương pháp phân tích để đánh giá nhận định giá trị nội tại so với thị trường nhằm tìm ra công ty có giá trị để đầu tư.

Giá căn hộ mới ở Nhật Bản cao hơn thu nhập 10 lần

Giá căn hộ mới ở Nhật Bản vượt hơn 10 lần thu nhập người dân

Giá bán căn hộ chung cư mới ở Nhật Bản đang tăng với tốc độ vượt xa mức tăng thu nhập, khiến việc sở hữu nhà trở thành một giấc mơ xa vời.

chứng khoán tiếng nhật là gì

Chứng khoán tiếng Nhật là gì?Đầu tư chứng khoán ở Nhật như thế nào

Chứng khoán trong tiếng Nhật là gì? Đầu tư chứng khoán ở Nhật có khó không? Thi trường chứng khoán ở Nhật luôn là tâm điểm của các đầu tư gia trên Thế Giới.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!