Hệ thống đầu tư NISA mới 2024, miễn thuế không thời hạn

Update: 5049 lượt xem

hệ thống nisa mới

NISA là một hệ thống đầu tư miễn thuế, được đưa ra để hỗ trợ và thúc đẩy việc quản lý tài chính cá nhân ở Nhật Bản. Tuy nhiên, thời hạn mở tài khoản miễn thuế NISA hiện hành sẽ kết thúc vào cuối năm 2023 và thay vào đó hệ thống NISA mới sẽ được bắt đầu kể từ năm 2024. Vậy hệ thống đầu tư miễn thuế NISA mới có điểm gì khác biệt so với NISA cũ không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Hệ thống đầu tư NISA mới là gì?

NISA là gì?

NISA viết tắt của Nippon Individual Savings Account và tiếng Nhật là (少額投資非課税制度), đây là một chương trình đầu tư cá nhân được thành lập bởi Chính phủ Nhật Bản vào năm 2014. Mục tiêu của chương trình là khuyến khích người dân Nhật Bản tiết kiệm và đầu tư vào các tài sản tài chính dài hạn.

Để nhiều người mới có thể bắt đầu đầu tư dài hạn, tích lũy hay đa dạng hóa danh mục một cách thuận tiện hơn, kể từ năm 2024 hệ thống đầu tư miễn thuế NISA mới, gồm hai khung đầu tư sẽ được ra đời. Hệ thống NISA mới cho phép nhà đầu tư miễn thuế không thời hạn với hạn ngạch đầu tư tối đa là 18 triệu yên. Hơn nữa, khi bán ra khoản đầu tư tài tài khoản NISA mới, hạn ngạch đầu tư sẽ được reset lại vào năm tiếp theo, có nghĩa là nhà đầu tư có thể tái đầu tư miễn thuế.

Khung đầu tư tích trữ được giới hạn bởi các sản phẩm tài chính có tính ổn định, và khung đầu tư tăng trưởng sẽ được đầu tư tự do như tài khoản NISA phổ thông cũ.

Khái quát hệ thống đầu tư NISA mới

  Khung đầu tư tích trữ
つみたて投資枠
Khung đầu tư tăng trưởng
つみたて投資枠
Những người có thể mở tài khoản Những người sống ở Nhật Bản và trên 18 tuổi
(kể từ ngày 1 tháng 1 của năm đăng ký mở tài khoản)
Số lượng tài khoản có thể mở Mỗi người chỉ được phép sở hữu 1 tài khoản NISA mới,
nhưng có thể kết hợp đầu tư 2 khung tích trữ và tăng trưởng.
Sản phẩm tài chính có thể đầu tư Ủy thác đầu tư
(các quỹ đáp ứng điều kiện của Bộ tài chính)
・Cổ phiếu niêm yết
・Ủy thác đầu tư
Hình thức đầu tư Mua tích trữ ・Mua tích trữ
・Mua spot (mua cổ phiếu bằng tiền mặt)
Hạn ngạch đầu tư hàng năm Tối đa 1.200.000 yên/năm Tối đa 2.400.000 yên/năm
Tối đa 3.600.000 yên/năm
Khung miễn thuế Tối đa 18.000.000 yên
(trong đó khung đầu tư tăng trưởng có thể đầu tư tối đa 12.000.000 yên)
※ Nếu bạn sử dụng max 2 khung tích trữ và tăng trưởng để đầu tư,
thì sau 5 năm bạn sẽ hết khung đầu tư được miễn thuế.
Thời gian miễn thuế Không giới hạn
Tái đầu tư Sau khi bán sản phẩm tài chính trong tài khoản NISA,
khung miễn thuế sẽ được reset lại kể từ năm tiếp theo.

3 thay đổi vượt trội của NISA mới

Hệ thống NISA có nhiều thay đổi mang tính vượt trội, khuyến khích người dân đầu tư nhằm đạt được mục đích bội tăng thu nhập từ việc đầu tư tài sản. Sau đây, Japan Life Guide Blog sẽ phân tích chi tiết 3 điểm nổi bật của hệ thống NISA mới.

  • Mở rộng hạn ngạch đầu tư
  • Thời gian miễn thuế vô thời hạn
  • Hạn ngạch đầu tư sẽ được khôi phục (có thể tái đầu tư)

Point 1: Mở rộng hạn ngạch đầu tư

Cho đến nay, hệ thống NISA cũ đã cho phép đầu tư tối đa hàng năm 40 man yên đối với Tsumitate NISA và 120 man yên đối với NISA phổ thông. Tuy nhiên kể từ tháng 1 năm 2024 trở đi, hệ thống NISA mới sẽ nới rộng hạn ngạch đầu tư tối đa hàng năm lên 360 man yên, trong đó khung đầu tư tích trữ (giống như Tsumitate NISA) là 120 man yên và khung đầu tư tăng trưởng là 240 man yên.

Hạn ngạch đầu tư này được tính theo giá trị lúc bạn mua vào (tính theo giá gốc, không tính thêm lợi nhuận) chứ không phải tính theo giá thị trường.

POINT

Tsumitate NISA là một tài khoản đầu tư tích trữ miễn thuế đối với các khoản ủy thác đầu tư, với hạn ngạch đầu tư tối đa 40 man yên/năm và kéo dài trong vòng 20 năm.

Hệ thống NISA mới cho phép nhà đầu tư cá nhân sử dụng 1 trong 2, hoặc kết hợp cả 2 khung tích trữ và tăng trưởng để đầu tư. Đây là nguyện vọng lớn lao từ trước đến nay của các nhà đầu tư cá nhân trong nước, và điều này đã trở thành hiện thực.

Point 2: Thời gian miễn thuế vô thời hạn

Đối với hệ thống NISA cũ, thời gian miễn thuế được giới hạn 5 năm đối với NISA phổ thông và 20 năm đối với Tsumitate NISA. Điều này không đủ hấp dẫn và giữ chân nhà đầu tư trong dài hạn. Chính vì vậy, hệ thống NISA mới sẽ miễn thuế vô thời hạn, cho phép nhà đầu tư dài hạn hơn bao giờ hết.

Ví dụ: Hàng năm, bạn đầu tư tích trữ với 120 man yên vào quỹ ABC, thì sau 15 năm bạn sẽ lấp đầy tổng hạn ngạch đầu tư là 1.800 man yên. Giả sử, quỹ ABC có lợi nhuận trung bình 6%/năm thì sau 15 năm bạn sẽ có được tổng lợi nhuận là khoảng 1.370 man yên và tổng giá trị tài sản là 3.170 man yên (1.800 gốc + 1.370 lãi) nhờ vào “hiệu ứng lãi kép” thần kỳ.

hệ thống nisa mới
Mô phỏng lợi nhuận Tsumitate NISA (Tool: FSA Japan)

Point 3: Hạn ngạch đầu tư sẽ được khôi phục

Trong hệ thống NISA cũ, một khi bạn bán ra các sản phẩm tài chính từ tài khoản NISA thì hạn ngạch đầu tư miễn thuế sẽ không thể được sử dụng lại. Tuy nhiên với NISA mới, sau khi bán ra bạn có thể tiếp tục đầu tư miễn thuế từ năm tiếp theo miễn sao số tiền đầu tư không vượt quá hạn ngạch đã quy định là 360 man yên/năm hoặc 1.800 man yên trọn đời.

Ví dụ: Bạn đầu tư cả hai khung tích trữ và tăng trưởng với số tiền 360 man yên/năm, thì sau 5 năm khung đầu tư miễn thuế của bạn sẽ hết. Tại năm thứ 5, nếu bạn bán hết các tài sản trong khung đầu tư tăng trưởng (hạn mức 1.200 man yên) thì kể từ năm thứ 6 trở đi hạn ngạch đầu tư của bạn sẽ được khôi phục lại 1.800 yên. Do vẫn còn 600 man yên trong khung đầu tư tích trữ, nên bạn sẽ có thể đầu tư thêm với 1.200 man yên.

Tại sao lại là 1.800 man yên?

Nhật Bản đang rơi vào tình trạng già hóa dân số và dự kiến có nhiều người cao tuổi không đủ chi phí để sinh hoạt khi về già. Theo báo cáo “Công tác thị trường” của Bộ Tài chính đưa ra năm 2019, dự kiến sau 30 năm nữa người dân Nhật Bản sẽ rơi vào tình trạng thiếu 2.000 man yên khi về già, được gọi là “Vấn đề 2.000 man yên“. Hạn ngạch đầu tư của hệ thống NISA mới là 1.800 yên (giá gốc tại thời điểm mua vào) được thiết lập như là một biện pháp để đưa người dân Nhật Bản thoát khỏi vấn đề 2.000 man yên.

So sánh hệ thống NISA mới và NISA cũ

Sau đây là những điểm tương đồng và khác biệt giữ hệ thống NISA mới và cũ.

  Hệ thống NISA cũ Hệ thống NISA mới
Tsumitate NISA NISA phổ thông Khung đầu tư tích trữ Khung đầu tư tăng trưởng
Sử dụng kết hợp Hàng năm chỉ được chọn 1 trong 2
(không thể sử dụng cả 2)
Có thể sử dụng kết hợp cả 2
Hạn ngạch đầu tư 40 man yên/năm 120 man yên/năm 120 man yên/năm 240 man yên/năm
Tổng cộng: 360 man yên/năm
Thời hạn miễn thuế 20 năm 5 năm Vô thời hạn
Giới hạn đầu tư miễn thuế 800 man yên 600 man yên 1.800 man yên
(Trong đó: Khung đầu tư tăng trưởng lên tới 1.200 man yên)
Tái đầu tư miễn thuế Không thể Sau khi bán ra, hạn ngạch đầu tư miễn thuế sẽ được khôi phục kể từ năm tiếp theo
Phương thức giao dịch Chỉ mua tích trữ ・Mua spot
・Mua tích trữ định kỳ
Chỉ mua tích trữ định kỳ ・Mua spot
・Mua tích trữ định kỳ
Sản phẩm đầu tư Các quỹ đầu tư được Bộ tài chính chấp nhận ・Cổ phiếu niêm yết
・ETF
・Quỹ ủy thác đầu tư
Các quỹ đầu tư được Bộ tài chính chấp nhận ・Cổ phiếu niêm yết
・ETF
・Quỹ ủy thác đầu tư
※Ngoại trừ một vài bộ phận

Chú ý về hệ thống NISA mới

Có thể nói rằng hệ thống NISA mới hấp dẫn hơn so với NISA hiện tại, vì thời gian miễn thuế và hạn ngạch đầu tư hàng năm (vốn được coi là nút thắt cổ chai trong hệ thống cũ) đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý khi sử dụng NISA mới, các bạn cùng tham khảo nhé!

Không thể chuyển cổ phiếu từ NISA hiện tại sang NISA mới

Lưu ý đầu tiên đó là bạn không thể rollover (chuyển) các sản phẩm tài chính đã mua trong tài khoản NISA cũ sang tài khoản NISA mới. Do đó, nếu muốn chuyển tài sản đang đầu tư trong tài khoản NISA cũ sang tài khoản NISA mới, bạn cần bán chúng ra một lần, sau đó chuyển đổi thành tiền mặt rồi và tái đầu tư lại vào tài khoản NISA mới.

Các sản phẩm tài chính trong NISA mới được giới hạn

Đối với khung đầu tư tích trữ thì không có gì thay đổi so với Tsumitate NISA như trước đây, nhưng với khung đầu tư tăng trưởng một vài điều kiện mới đã được áp đặt. Cụ thể, những sản phẩm tài chính phía dưới sẽ bị loại khỏi hệ thống NISA mới.

  • Cổ phiếu niêm yết: Những cổ phiếu thuộc diện bị giám sát, nằm trong danh sách chuẩn bị hủy niêm yết.
  • ETF, Quỹ ủy thác: Những quỹ có thời gian ủy thác dưới 20 năm, hoặc loại phân phối hàng tháng, hoặc có đòn bẩy cao.

Tóm tắt

NISA phổ thông hiện tại được thành lập với mục đích hỗ trợ việc hình thành tài sản ổn định của các hộ gia đình và mở rộng nguồn cung cấp quỹ tăng trưởng. NISA mới sẽ được tổ chức lại thành một hệ thống cho phép đầu tư dài hạn, được tài trợ và đa dạng hóa từ một số lượng nhỏ đồng thời khuyến khích và thúc đẩy mở rộng nguồn cung cấp quỹ tăng trưởng.

Nhìn chung đối với hệ thống đầu tư miễn thuế NISA mới thì chúng ta sẽ có thể dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư hơn với hai tầng trong tài khoản. Nếu bạn chưa hình dung và nắm bắt được hệ thống miễn thuế đầu tư ở Nhật có thể tham khảo cuốn sách phía trên hoặc theo dõi các bài viết khác trên Japan Life Guide Blog.

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

tỷ phú giàu nhất nhật bản 2022

Top 10 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản năm 2022, ông chủ Uniqlo dẫn đầu

Mới đây, tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 50 tỷ phú giàu nhất Nhật Bản năm 2022, dẫn đầu là Yanai Tadashi ông chủ Uniqlo với 23,6 tỷ USD.

thuế chứng khoán nhật bản

Những điều nên biết về thuế chứng khoán ở Nhật Bản

Bài viết này sẽ giới thiệu các loại thuế liên quan đến chứng khoán ở Nhật Bản mà nhà đầu tư cá nhân nên biết để tránh gặp rắc rối.

đầu tư bitcoin ở nhật

Đầu tư bitcoin ở Nhật Bản như thế nào?

Bitcoin và Blockchain là gì? Đầu tư bitcoin ở Nhật như thế nào? Nếu bạn có hứng thú với tiền mã hóa cryptocurrency, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

tapering là gì

Tapering là gì? Tapering có ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán

Tapering trong tài chính có nghĩa là chính sách nới lỏng định lượng do các ngân hàng trung ương đã thực hiện trước đó sẽ được thắt chặt và giảm bớt dần lại.

kiếm tiền online tại nhật

Các hình thức kiếm tiền online hiệu quả tại Nhật Bản

Kiếm tiền là chủ đề luôn được đông đảo cộng đồng quan tâm, vì tiền có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Sau đây là 4 cách kiếm tiền online hiệu quả tại Nhật Bản.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!