Nhật Bản nâng mức trần “bức tường thu nhập”, ảnh hưởng như thế nào?

Postdate: 207 lượt xem

Chính quyền Nhật Bản đang có kế hoạch giảm thuế cá nhân (thuế thu nhập và thuế thị dân) vào năm 2025. Cụ thể, các Đảng cầm quyền đang xem xét lại và nâng mức thu nhập miễn thuế đối với “bức thường thu nhập 103 man yên”. Người lao động dự kiến sẽ mang được nhiều tiền lương về nhà hơn.

Mặt khác, việc xem xét lại quy định về “bức tường thu nhập” ở Nhật Bản đang khiến nhiều địa phương bày tỏ lo ngại. Họ cho rằng sự sụt giảm thu thuế có thể gây trở ngại cho các dịch vụ công cộng như hỗ trợ nuôi con hay thu gom rác thải. Trong khi đó, dù mức thu thuế hiện tại đạt mức cao nhất từ trước đến nay, các địa phương vẫn đối mặt với nhiều thách thức chính sách, đặc biệt là liên quan đến già hóa dân số và suy giảm dân số.

Dự kiến nâng bức tường thu nhập từ 103 man yên lên 178 man yên

Trước bối cảnh giá cả tăng cao, Đảng Dân chủ Nhân dân (国民民主党) vào ngày 28 tháng 11 đã đơn phương trình một dự thảo luật lên Hạ viện nhằm giảm gánh nặng thuế thu nhập, để hỗ trợ người dân.

Xem thêm: Các bức tường thu nhập hiện tại ở Nhật Bản

Các thay đổi

Mức khấu trừ cơ bản (基礎控除) và mức khấu trừ thu nhập lương (給与所得控除) của thuế thu nhập sẽ được nâng từ 103 man yên lên 178 man yên. Hơn nữa, Đảng Dân chủ Nhân dân cũng đề xuất giới thiệu chính sách giảm thuế “khấu trừ phụ thuộc” (扶養控除) dành cho các gia đình có con nhỏ dưới 16 tuổi, giúp giảm gánh nặng thuế cho các bậc phụ huynh.

Dự thảo luật cũng đề xuất điều chỉnh chính sách giảm thuế “giảm trừ phụ thuộc đặc biệt” (特定扶養控除) nhằm hỗ trợ các hộ gia đình có con là sinh viên đại học hoặc học sinh. Cụ thể, mức thu nhập yêu cầu đối với sinh viên để được áp dụng chính sách này sẽ được nâng lên từ 103 man yên. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều sinh viên có thu nhập bán thời gian cao hơn ngưỡng hiện tại vẫn có thể thuộc diện được giảm thuế, giúp giảm áp lực tài chính cho các gia đình có con đang học đại học.

Mục đích

Mục đích của việc nâng mức khấu thừ thuế thu nhập là để xoá bỏ các hạn chế do “bức tường 103 man yên” gây ra.

  • Giải quyết vấn đề hạn chế thời gian làm việc
  • Đáp ứng chi phí sinh hoạt cần thiết
  • Tăng “thu nhập thực tế” nhằm thúc đẩy tiêu dùng

1. Giải quyết vấn đề hạn chế thời gian làm việc

Nhiều người lao động, đặc biệt là phụ nữ làm việc bán thời gian ở Nhật Bản, đã giới hạn số giờ làm để tránh vượt qua bức tường thu nhập 103 man yên/năm, vì nếu vượt mức này, họ sẽ phải chịu thuế. Điều này gây ra sự lãng phí nguồn lao động tiềm năng.

Việc nâng mức khấu trừ tạo ra một “vùng an toàn” lớn hơn, nơi họ có thể làm việc và kiếm thêm mà không lo bị đánh thuế. Điều này không chỉ bảo vệ họ khỏi rủi ro kinh tế mà còn thúc đẩy họ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động, góp phần quan trọng trong công cuộc giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ở Nhật Bản – một đất nước đang già hoá dân số.

2. Đáp ứng chi phí sinh hoạt cần thiết

Việc nâng mức khấu trừ thu nhập cá nhân lên 178 man yên/năm không chỉ là một biện pháp kinh tế, mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, đặc biệt trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tại Nhật Bản ngày càng tăng.

Kể từ sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và chiến sự giữa Nga và Ukraine xảy ra, Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng lạm phát, khiến giá cả các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, điện, nước, và nhiên liệu tăng cao. Đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình, gánh nặng chi phí sinh hoạt ngày càng lớn. Việc tăng mức giảm trừ thu nhập giúp giảm số tiền thuế mà họ phải đóng, từ đó tăng thu nhập thực tế, giúp họ có thể trang trải tốt hơn các chi phí cơ bản.

3. Tăng “thu nhập thực tế” để thúc đẩy tiêu dùng

Khi số tiền “cầm tay” sau thuế tăng lên, người dân sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, từ đó kích thích tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là một vòng tròn tích cực, nơi việc hỗ trợ chi phí sinh hoạt không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế toàn diện.

Thu nhập thực tế tăng không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình mà còn tạo điều kiện cho họ đầu tư nhiều hơn vào các nhu cầu lâu dài như giáo dục cho con cái, chăm sóc y tế, và tiết kiệm hưu trí. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn giảm bớt áp lực lên hệ thống phúc lợi xã hội của quốc gia trong tương lai.

Chính quyền địa phương ảnh hưởng như thế nào?

Cuộc tranh luận về “bức tường thu nhập 103 man yên” liên quan đến hai loại thuế: thuế thu nhập và thuế thị dân cá nhân (hay còn gọi là thuế địa phương) đang diễn ra sôi nổi ở Nhật Bản. Trong đó, thuế thị dân cá nhân là loại thuế có tác động trực tiếp đến địa phương. Theo ước tính của Bộ Nội vụ Nhật Bản, nếu mức khấu trừ cơ bản được tăng thêm 750.000 yên như đề xuất của Đảng Dân chủ Nhân dân, tổng thu thuế có thể giảm khoảng 4 nghìn tỷ yên.

Xem thêm: Các cải cách thuế năm 2024 ở Nhật Bản

Thuế thị dân cá nhân là một trong những nguồn tài chính quan trọng của các địa phương, chiếm khoảng 30% tổng thu thuế cả nước. Trong năm tài khóa 2023, tổng thuế thị dân cá nhân đạt 13,9 nghìn tỷ yên trên tổng thu thuế 44,6 nghìn tỷ yên. Nếu giảm đi 4 nghìn tỷ yên, tổng thu thuế của cả nước sẽ giảm khoảng 10%.

Mức độ ảnh hưởng của sự sụt giảm này phụ thuộc vào việc địa phương đó có nhận trợ cấp tài chính từ chính phủ trung ương hay không. Các địa phương nhận trợ cấp sẽ được bù đắp khoảng 75% khoản thuế bị giảm qua thuế chuyển giao, trong khi các địa phương không nhận trợ cấp sẽ không được hỗ trợ này.

Ví dụ, thành phố Chiba ước tính tổn thất từ việc xem xét lại “bức tường thu nhập” là 253 tỷ yên, nhưng sau khi tính khoản bù đắp, tổn thất thực tế chỉ còn 63 tỷ yên. Ngược lại, các địa phương không nhận thuế điều chỉnh phân bổ từ chính phủ trung ương (地方交付税) – được gọi là “các đơn vị không nhận phân bổ” (不交付団体) – sẽ không nhận được khoản bù đắp tương tự. Điều này có nghĩa là số thu ngân sách bị giảm sẽ trực tiếp dẫn đến việc giảm nguồn thu của họ.

Hiện tại, các đơn vị không nhận phân bổ chỉ chiếm khoảng 5% tổng số địa phương trên cả nước. Những khu vực này chủ yếu là các vùng có nhiều doanh nghiệp lớn, như 23 quận ở Tokyo hay thành phố Toyota, tỉnh Aichi, nơi tập trung nhiều tập đoàn công nghiệp.

Tình hình tài chính của các địa phương hiện tại ra sao?

Hiện tại, thu thuế tại các địa phương đang tăng lên. Trong năm tài khóa 2023, tổng thu thuế đạt 44,6 nghìn tỷ yên, tăng 1% so với năm trước và duy trì mức cao kỷ lục ba năm liên tiếp nhờ tăng lương và giá trị bất động sản. Ngay cả khi giảm 4 nghìn tỷ yên, mức thu vẫn tương đương với năm 2018.

Quỹ điều chỉnh tài chính (財政調整基金) dành cho “tiết kiệm” cũng đạt mức cao kỷ lục với 9,5 nghìn tỷ yên, tính tại thời điểm cuối năm tài chính 2023. Tuy nhiên, áp lực chi tiêu lại tăng mạnh, đặc biệt là chi phí liên quan đến trợ cấp xã hội tăng 50% so với 10 năm trước. Phần lớn ngân sách địa phương được sử dụng cho các chi phí cố định như trợ cấp xã hội, tiền lương nhân viên, khiến tài chính bị cứng nhắc và khó điều chỉnh.

Ngoài ra, các địa phương còn phải đối mặt với nhiều vấn đề như khuyến khích di cư, giải quyết nhà bỏ trống, duy trì giao thông công cộng và hỗ trợ người dân khó khăn trong việc mua sắm. Tình trạng thiếu nguồn tài chính cũng là lý do chính khiến hơn 60% địa phương bị chậm trễ trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng.

Hiệp hội các thị trưởng Nhật Bản cảnh báo rằng sự sụt giảm mạnh về thu thuế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dịch vụ công cộng như hỗ trợ nuôi con và thu gom rác thải. Chủ tịch Hiệp hội các tỉnh trưởng Nhật Bản, ông Yoshihiro Murai, nhấn mạnh rằng sự bù đắp cần được duy trì vĩnh viễn và không nên dựa vào các khoản nợ tạm thời như trái phiếu tài chính khẩn cấp.

Data: Nikkei News, Bộ Tài chính Nhật Bản

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

tiết kiệm điện nhận point ở nhật

Cách đăng ký chương trình “tiết kiệm điện nhận point” ở Nhật Bản

Chương trình tiết kiệm điện nhận point ở Nhật Chỉ mới vào đầu mùa hè nhưng nhiều tỉnh thành, khu vực ở Nhật Bản đang trải qua đợt nắng nóng lịch sử với nhiệt độ ngoài trời hơn 40 độ C. Giới chức liên tục kêu gọi mọi người chuẩn bị biện pháp đề phòng sốc nhiệt. Tuy nhiên, do tình hình nguồn cung điện sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong mùa hè này, chính phủ Nhật Bản đã công bố chương trình “tiết kiệm điện nhận point” để kêu gọi doanh nghiệp và người dân trên toàn quốc …

ứng dụng quản lý thu chi ở nhật

Money Forward ứng dụng quản lý thu chi tiện lợi nhất ở Nhật

Một trong những ứng dụng quản lý thu chi tiện lợi nhất ở Nhật Bản đó là Money Forward ME. Bạn có thể kiểm tra tình hình thu chi nhanh chóng và chính xác.

nạp tiền vào suica bằng point

Hướng dẫn cách nạp tiền vào Suica bằng JRE Point

Hướng dẫn cách nạp tiền vào thẻ Suica bằng điểm thưởng JRE Point, trên điện thoại. JRE Point là dịch vụ tích điểm của JR East vận hành.

rakuten e-navi là gì

Rakuten e-NAVI là gì? Cách sử dụng như thế nào?

Rakuten e-navi là gì? Hiện nay số lượng người sử dụng thẻ tín dụng Rakuten tăng lên rất nhiều, nhưng không phải ai cũng hiểu hết các chức năng trong nó.

Những số điện thoại liên lạc khẩn cấp ở Nhật 2020

Những số điện thoại liên lạc khẩn cấp ở Nhật chính xác nhất năm 2020.Khi đang sinh sống ,học tập và làm việc ở Nhật ,nếu không may có chuyện gì đó không may xảy ra ,và bạn không biết phải liên lạc với ai trong tình huống khẩn cấp đó.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!