Bức tường thu nhập 100 man ở Nhật, người phụ thuộc cần lưu ý

Postdate: 875 lượt xem

bức tường thu nhập ở nhật

Đối với những người đã lập gia đình, chắc hẳn không ít lần từng nghe đến cụm từ “bức tường 100 man yên” khi làm việc tại Nhật Bản. Bức tường này đề cập đến vấn đề tiền thuế thị dân sẽ phát sinh nếu mức thu nhập hàng năm của người làm việc trong phạm vi tư cách người được hỗ trợ, vượt quá 100 man yên. Trong bài viết này, Japan Life Guide Blog sẽ giải thích chi tiết các bức tường thu nhập hàng năm 100 man yên, 103 man yên, 106 man yên, 130 man yên và 150 man yên ở Nhật Bản.

Khấu trừ phụ thuộc là gì?

Khấu trừ phụ thuộc trong tiếng Nhật là “扶養控除 = ふようこうじょ” là một chế độ hỗ trợ tài chính của chính phủ Nhật Bản để giảm bớt gánh nặng chi phí sống cho những người có trách nhiệm nuôi dưỡng gia đình hoặc người phụ thuộc. Cụ thể chế độ này được sử dụng để giảm tổng thuế thu nhập cá nhân của người lao động dựa trên số lượng người phụ thuộc trong gia đình.

Theo chế độ này, người lao động có quyền khai báo số lượng người phụ thuộc của mình (vợ/chồng, con cái, cha/mẹ, v.v.) và nhận được mức khấu trừ thuế tương ứng. Tuy nhiên, nếu những người phụ thuộc này có thu nhập vượt quá mức quy định, sẽ phải tự gánh vác thuế và bị loại trừ khỏi chế độ khấu trừ phụ thuộc.

Bức tường thu nhập 100 man ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, nếu người phụ thuộc có thu nhập tiền lương vượt quá 100 man yên/năm, thì sẽ bị đánh thuế cư trú hay còn gọi là thuế thị dân (住民税=じゅうみんぜい). Quy định này không đồng nhất trên toàn Nhật Bản mà sẽ khác nhau tuỳ vào từng khu vực địa phương.

Điều này là do nhiều chính quyền địa phương miễn thuế thị dân đối với những người có tổng thu nhập từ 45 man yên trở xuống. Tổng thu nhập bao gồm các nguồn thu nhập khác ngoài tiền lương, chẳng hạn như lợi nhuận kinh doanh, bất động sản, cổ tức ,v.v.

Nhiều địa phương ở Nhật Bản áp dụng công thức để tính thuế thị dân dành cho những người phụ thuộc như sau:

Tiền lương – Khấu trừ thu nhập tiền lương (55 man yên) + Khung miễn thuế dựa trên thu nhập (45 man yên)

Tham khảo khấu trừ thu nhập tiền lương từ Cục thuế Quốc gia.
  • Tiền lương: 給与
  • Khấu trừ thu nhập tiền lương: 給与所得控除
  • Khung miễn thuế thị dân dựa trên thu nhập: 住民税(所得割)の非課税限度額

Vì vậy, nếu người phụ thuộc có thu nhập tiền lương vượt quá 100 man yên/năm sẽ bị phát sinh thuế cư trú, tại hầu hết các địa phương ở Nhật Bản.

Bức tường thu nhập 103 man yên ở Nhật

Tiếp theo là bức tường 103 man yên, nếu mức thu nhập tiền lương vượt quá mức này, ngoài thuế thị dân ra sẽ phát sinh thêm thuế thu nhập cá nhân (所得税=しょとくぜい). Thuế thu nhập sẽ được tính theo công thức như sau:

Thuế thu nhập = (Tổng thu nhập – Khấu trừ thu nhập) x Thuế suất – Khấu trừ thuế

Nói cách khác dễ hiểu hơn, đây là hình thức nhân thuế suất sau khi đã trừ khấu trừ thu nhập cá nhân từ tổng thu nhập. Tất cả những người nếu có mức tổng thu nhập từ 2.400 man yên trở xuống sẽ được đặt một khoản khấu trừ cơ bản (基礎控除=きそこうじょ) là 48 man yên và nó được nằm trong mục khấu trừ thu nhập. Cộng với khoản khấu trừ thu nhập tiền lương là 55 man yên thì giới hạn miễn thuế thu nhập sẽ là 103 man yên.

  • Tổng thu nhập: 合計所得=ごうけいしょとく
  • Khấu trừ thu nhập: 給与所得控除=きゅうよしょとくこうじょ
  • Thuế suất: 税率=ぜいりつ
  • Khấu trừ thuế: 税額控除=ぜいがくこうじょ

Ngoài ra nếu tiền lương của người phụ thuộc vượt quá 103 man yên, thì khoản khấu trừ thu nhập cho vợ/chồng (配偶者控除) từ người phối ngẫu sẽ không còn được áp dụng. Thay vào đó, một khoản khấu trừ đặc biệt cho vợ/chồng (配偶者特別控除) sẽ được áp đặt. Khoản này gọi nôm na là khấu trừ giảm thuế cho chồng/vợ (người có thu nhập chính trong gia đình)

Bức tường thu nhập 106 man yên ở Nhật

Tiếp theo là bức tường thu nhập 106 man yên và trùng khớp với một vài điều kiện khác, thì bạn có thể sẽ không được đăng ký làm người phụ thuộc để khấu trừ thuế từ người phối ngẫu (người có thu nhập chính trong gia đình). Điều này đồng nghĩa với bạn có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội (bảo hiểm y tế và hưu trí Nenkin) nơi đang làm việc chứ không được ăn theo của người khác. Khoản bảo hiểm xã hội và tiền hưu trí này sẽ được chia đều cho bạn và nơi bạn đang làm việc, có nghĩa là bạn sẽ tự trả 50% hai khoản tiền này.

bức tường thu nhập ở nhật

Hiện tại, các công ty có từ 501 nhân viên trở lên, bắt buộc phải cho nhân viên tham gia bảo hiểm xã hội khi thu nhập hàng năm của họ từ 106 man yên trở lên (thu nhập hàng tháng từ 88.000 yên trở lên). Tuy nhiên, ngay cả những công ty có ít nhân viên họ cũng cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi mức thu nhập quá 106 man yên, vì vậy bạn hãy nhớ kiểm tra kỹ lưỡng với nơi đang làm việc.

Nếu phải đóng tiền bảo hiểm và tiền hưu trí thì tiền lương thực lĩnh về tay của bạn sẽ giảm đi. Ví dụ so với mức thu nhập 105 man thì số tiền thực lĩnh về tay của mức thu nhập 110 man sẽ ít hơn.

Mặt khác, vì bạn tự đóng tiền bảo hiểm và hưu trí cho riêng mình nên trong tương lai bạn sẽ nhận được nhiều hơn các khoản trợ cấp hưu trí. Ngoài ra, khi bạn phải nghỉ làm vì ốm đau hoặc thương tật, bạn sẽ được bảo hiểm y tế hỗ trợ, chẳng hạn như “傷病手当金 Trợ cấp thương bệnh”.

Lưu ý: Mức thu nhập 106 man yên này không bao gồm tiền tăng ca và tiền hỗ trợ đi lại.

Bức tường thu nhập 130 man yên ở Nhật

Đây là bức tường có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, mức thu nhập này sẽ quyết định vợ/chồng có được hưởng chế độ “người phụ thuộc” từ chồng/vợ hay không.

Nếu thu nhập hàng năm của vợ/chồng là 130 man yên trở xuống, họ được coi là người phụ thuộc của chủ hộ (chồng/vợ). Nếu chủ hộ tham gia bảo hiểm hưu trí hoặc bảo hiểm y tế của người lao động tại nơi làm việc thì vợ hoặc chồng phụ thuộc có thể trở thành người tham gia bảo hiểm xã hội của chủ hộ mà không cần tự mình tham gia bảo hiểm xã hội.

Khác với bức tường thu nhập 106 man yên, nếu thu nhập vượt quá 130 man yên/năm thì bắt buộc người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội. Người lao động có thể tham gia chế độ bảo hiểm tại nơi làm việc hoặc nếu tại nơi làm việc không có chế độ này thì phải tự tham gia Bảo hiểm Y tế (国民健康保険) và Hưu trí Quốc gia (国民年金) tại chính quyền địa phương nơi đang sinh sống ”Shiyakusho”. Tuy nhiên, nếu tham gia tại nơi đang làm việc bạn sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ đóng 50% vì vậy chi phí bảo hiểm xã hội của bạn sẽ được giảm đi một nữa so với tự đóng.

Lưu ý: Mức thu nhập này bao gồm cả tiền tăng ca, hỗ trợ đi lại nên nếu bạn muốn tiền thực lĩnh về tay nhiều hơn thì phải làm nhiều hơn để vượt quá khoảng 175 man.

Bức tường thu nhập 150 man yên ở Nhật

Cuối cùng là bức tường thu nhập 150 man yên. Nếu thu nhập hàng năm của người phụ thuộc không vượt quá 150 man yên thì chủ hộ là chồng/vợ có thể sẽ được hưởng chế độ “khấu trừ đặc biệt cho vợ/chồng 配偶者特別控除“, với số tiền tối đa là 38 man yên. Tuy nhiên, với điều kiện là tổng thu nhập hàng năm của chủ hộ không vượt quá 900 man yên.

Tổng thu nhập của người phụ thuộc Khấu trừ đặc biệt mà chủ hộ nhận được
Tổng thu nhập < 901 man Tổng thu nhập 901 ~ 950 man Tổng thu nhập 951 ~ 1000 man
Từ 48 ~ 95 man 38 man  26 man

13 man

Từ 96 ~ 100 man 36 man 24 man

12 man

Từ 101 ~ 105 man 31 man 21 man

11 man

Từ 106 ~ 110 26 man 18 man

9 man

Từ 111 ~ 115 man 21 man 14 man

7 man

Từ 116 ~ 120 man 16 man 11 man

6 man

Từ 121 ~ 125 man 11 man 8 man

4 man

Từ 126 ~ 130 man 6 man 4 man

2 man

Từ 131 ~ 133 man 3 man 2 man

1 man

Theo lý thuyết, chế độ “Khấu trừ đặc biệt cho vợ/chồng” sẽ được áp dụng khi người phụ thuộc có thu nhập dưới 201 man/năm, tuy nhiên mức khấu trừ sẽ giảm đi nhiều nếu thu nhập của người phụ thuộc vượt quá 150 man.

Tóm tắt

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về các bức tường thu nhập liên quan đến thuế và bảo hiểm xã hội khi ở Nhật Bản. Nếu gia đình bạn, muốn nhận được nhiều hơn thu nhập thực tế về tay trước mắt thì tốt nhất nên cân nhắc kỹ lưỡng lại xem có nên vượt qua các bức tường thu nhập liên quan đến bảo hiểm xã hội hay không.

  • Quá 100 man: Phải đóng thuế thị dân.
  • Quá 103 man: Phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
  • Quá 106 man: Bắt buộc phải tham gia BHXH nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định.
  • Quá 130 man: Bị loại khỏi người phụ thuộc và bắt buộc phải tham gia BHXH.
  • Quá 150 man: Khấu trừ đặc biệt cho vợ/chồng sẽ giảm nhiều đi.

Tuy nhiên, việc tự tham gia bảo hiểm xã hội không chỉ có nhược điểm mà còn có cả ưu điểm. Ví dụ, số tiền lương hưu có thể nhận được trong tương lai sẽ tăng lên và bạn sẽ được bảo hiểm chi trả hậu hĩnh hơn trong trường hợp xảy ra sự cố như ốm đau, bệnh tật. Mặt khác, để có thể dư giã tài chính khi về già, chúng ta cần duy trì đầu tư dài hạn khi còn trẻ, chứ không nên phụ thuộc vào tiền hưu.

Tóm lại, đây là vấn đề nhạy cảm và sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ các bức tường thu nhập này để điều chỉnh sao cho phù hợp với kế hoạch tài chính của gia đình bạn.

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

nộp thuế bằng pay-easy

Nộp thuế online ở Nhật nhanh gọn bằng dịch vụ Pay-easy

Chỉ với vài thao tác bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng nộp tiền thuế thị dân bằng dịch vụ thu ngân Pay-easy mà không phải đến combini như trước đây nữa.

thẻ vàng rakuten

Ưu và nhược điểm của thẻ vàng Rakuten Gold Card

Thẻ vàng Rakuten có tên gọi đầy đủ là Rakuten Gold Card, là một loại thẻ tín dụng có tính phí thành viên hàng năm, nhưng có nhiều ưu đãi rất hấp dẫn.

tạo tài khoản qoo10 ở nhật

Hướng dẫn tạo tài khoản mua hàng trên Qoo10 ở Nhật

Qoo10 là một hệ thống website bán hàng online giá rẻ nổi tiếng ở Nhật và được sáng lập vào hồi tháng 1 năm 2008. Bài viết này sẽ hướng dẫn mọi người cách tạo ID mua hàng trên qoo10.

Cách xem bảng lương chi tiết ở Nhật Bản

Khi bạn làm việc ở Nhật cho dù là công việc bán thời gian hay nhân viên công chức,thì cứ đến dịp nhận lương bạn được sẽ nhận được bảng lương chi tiết (給与明細).Trong bài viết này mình sẽ phân tích và hướng dẫn mọi người cách xem bảng lương chi tiết ở Nhật 給与明細.

dị ứng phấn hoa ở nhật

Làm sao để đối phó với dị ứng phấn hoa khi ở Nhật?

Những ai đang ở Nhật hoặc đã từng ở Nhật thì chắc chắn không ít người bị dị ứng phấn hoa hoành hành lên bờ xuống ruộng. Nếu không biết cách điều trị,thì nó sẽ ảnh hưởng không ít tới cuộc sống sinh hoạt và công việc của bạn. Hôm nay Japan Life Guide Blog sẽ tiết lộ với các bạn tuyệt chiêu chống dị ứng phấn hoa ở Nhật.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!