Vào ngày 15 tháng 2 năm 2022, hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản ANA Holdings(9202) đã thông báo sẽ thành lập một liên minh kinh doanh với Joby Aviation để phát triển “ô tô bay” và sẽ mang dịch vụ “taxi bay” đầu tiên vào Nhật Bản.
Ô tô bay là gì?
“Ô tô bay=空飛ぶ車” là một máy bay hoạt động bằng động cơ điện (eVTOL) có thể cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng và có các yếu tố của máy bay trực thăng. Ô tô bay có kích thước nhỏ và không cần người lái. Nó đang thu hút sự chú ý như một dịch vụ di động mới có thể giải quyết các vấn đề giao thông khác nhau như tắc nghẽn đường bộ và giao thông ở các khu vực đông đúc. Ô tô bay không tốn nhiều chi phí vận hành và bảo trì, nhưng lại có độ an toàn tuyệt vời, đặc biệt là rất yên tĩnh và thân thiện với môi trường.
Khái quát công ty Joby Aviation
Joby Aviation là một công ty khởi nghiệp của Mỹ, được ra mắt vào năm 2009 và đã phát triển một loại máy bay có thể cất và hạ cánh thẳng đứng lên bằng động cơ bằng điện có tên “eVTOL”. Tập đoàn ô tô hàng đầu Nhật Bản Toyota((7203) ) đã mua cổ phần thông qua VC của mình vào năm 2018 và sau đó đã đầu tư gần 400 triệu đô la (khoảng 46 tỷ yên) vào năm 2020. Ngoài việc cử người phụ trách phát triển công nghệ và sản xuất hàng loạt để hỗ trợ, Toyota cũng cho biết họ sẽ nỗ lực hợp tác để phát triển dịch vụ “taxi bay” cũng như “vận tải mặt đất“(điểm cất cánh và hạ cánh) ở Nhật Bản.
ANAHD, Joby Aviation và Toyota Motor Corporation cũng là thành viên của “Hội đồng công tư cho cuộc cách mạng cơ động hàng không=空の移動革命に向けた官民協議会” do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch thành lập để hiện thực hóa ô tô bay.
Dịch vụ taxi bay đầu tiên tại Nhật Bản
ANA HD và Joby Aviation sẽ xem xét hình thức và phát triển phân khúc hoạt động kinh doanh “taxi bay” tại Nhật Bản. Loại máy bay có 5 chỗ ngồi do Joby Aviation phát triển có tốc độ tối đa khoảng 320 km/h và có thể bay liên tục với quãng đường hơn 240 km. Các chuyển gia cho rằng nếu di chuyển bằng “taxi bay” từ sân bay quốc tế Kansai đến ga tàu Osaka thì chỉ tốn khoảng trên dưới 15 phút, nhanh hơn 4 lần so với di chuyển bằng tàu như hiện nay(tốn khoảng 1 giờ đồng hồ).
Mặc dù ngày bắt đầu cụ thể của dự án chưa được tiết lộ, nhưng chính quyền địa phương đang hướng tới việc đưa “ô tô bay” vào sử dụng thực tế tại Triển lãm Quốc tế 2025 (Osaka – Kansai Expo), và ANA HD cho biết họ sẽ tận dụng triệt để cơ hội này để giới thiệu và phát triển dịch vụ “taxi bay”.
Ngoài liên kết phát triện hoạt động kinh doanh dịch vụ “taxi bay” tại Nhật Bản, trong tương lai hai công ty sẽ cùng thúc đẩy phát triển hệ thống bay, đào tạo phi công, phát triển cơ sở hạ tầng mặt đất như kiểm soát không lưu và các cảng cất, hạ cánh, nhằm hiện thực hóa dịch vụ vận chuyển hành khách tập trung vào các khu vực nội thành.
Theo: Nikkei