Theo số liệu thống kê của “cán cân thanh toán quốc tế” của Bộ tài chính công bố vào sáng ngày 8/4 cho thấy, trong tháng 2 năm 2022 thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản đã đạt 1648,3 tỷ yên. Mức thặng dư vượt quá mức dự báo trong cuộc khảo sát sơ bộ của Reuters, nhưng kết quả này vẫn thấp hơn 42,5% so với tháng 2 năm ngoái.
Mặc dù, đây là lần thặng dư trở lại sau 3 tháng, tuy nhiên giá trị nhập khẩu tăng lên do ảnh hưởng của giá dầu thô, nên đối với tháng 2 đây là mức thấp nhất kể từ năm 2015.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm chuỗi cung ứng đình trệ, cũng như chiến tranh giữa Nga và Ukraine khiến giá nhiên liệu tăng cao, đã ảnh hưởng đến kết quả cán cân thương mại và thâm hụt 176,8 tỷ yên trong tháng 2.
Nhập khẩu tăng 34,2% so với năm trước lên 7476,2 tỷ yên do giá năng lượng như dầu thô tăng vọt. Đây là tháng thứ 13 kim ngạch nhập khẩu ở Nhật Bản tăng lên liên tiếp. Mặt khác, do được hưởng lợi từ việc giá yên thấp trên thị trường ngoại hối nên kim ngạch xuất khẩu đã được cải thiện, tăng 19,8% so với năm ngoái lên 7299,3 tỷ yên.
Tài khoản vãng lai là gì?
Tài khoản vãng lai là một trong những tiêu chuẩn thể hiện cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia. Tài khoản vãng lai bao gồm “cán cân thu nhập sơ cấp” và “cán cân thu nhập thứ cấp”.
- Cán cân thu nhập sơ cấp: thống kê các khoản thu nhập phát sinh từ yếu tố lao động và vốn hay các tài sản giữa người cư trú và người không cư trú, bao gồm tiền đền bù cho người lao động và tiền lãi, tiền cổ tức phát sinh từ các khoản phải thu và nợ tài chính nước ngoài.
- Cán cân thu nhập thứ cấp: thống kê các khoản thu nhập và chi tiêu liên quan đến việc cung cấp tài sản mà không có sự cân nhắc giữa người cư trú và người không cư trú. Cụ thể, nó bao gồm hợp tác viện trợ không hoàn lại công-tư, tài trợ, nhận và thanh toán quà tặng.
Theo: Thống kê cán cân thanh toán Quốc tế của Bộ tài chính Nhật Bản