Top 10 công việc được yêu thích ở Nhật Bản, theo Likedin

Update: 889 lượt xem

Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng với quy mô nền kinh tế lớn, công nghệ tiên tiến và nhiều truyền thống văn hóa độc đáo. Đây là một điểm đến hấp dẫn cho nhiều người muốn theo đuổi sự nghiệp và trải nghiệm công việc đa dạng. Dưới đây là 10 công việc đang được yêu thích ở Nhật Bản, dựa trên kết quả thống kê “Jobs On the Rise” của Likedin.

Bảng xếp hạng này được tính cho giai đoạn 5 năm từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 7 năm 2022 và là lần thứ hai tại Nhật Bản. Tất cả 10 công việc được xếp hạng trong cuộc khảo sát lần này đều có nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng trong 5 năm qua.

Dựa trên những kết quả này, xu hướng việc làm ở Nhật Bản vào năm 2023 có khả năng là:

  1. Các công việc liên quan đến SaaS có nhu cầu tăng cao
  2. Nhu cầu của công việc liên quan đến giao tiếp với khách hàng tăng cao
  3. Nhu cầu đối với các bộ phận hậu cần (Back-office) tăng cao

1. Enterprise Account Executive

Enterprise Account Executive trong tiếng Nhật là “法人営業担当 = Houjin Eigyou Tantou”, là một vị trí trong lĩnh vực kinh doanh và bán hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp và doanh số lớn. Người đảm nhiệm vị trí này sẽ có trách nhiệm quản lý và phát triển các tài khoản doanh nghiệp lớn của công ty, tập trung vào việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ dài hạn với các khách hàng chiến lược.

Công việc của một Enterprise Account Executive ở Nhật Bản thường bao gồm:

  • Quản lý khách hàng cũ
  • Tìm kiếm khách hàng mới
  • Lắng nghe vấn đề, yêu cầu của khách hàng (chủ yếu là ngân sách)
  • Đề xuất giải pháp (chủ yếu là bảng báo giá)
  • Đàm phán và kết giao hợp đồng
  • Hỗ trợ và theo dõi khách hàng

Nhiều công ty ở Nhật Bản, đặt mức lương cơ bản cho nghề Enterprise Account Executive khá thấp và áp dụng hệ thống hoa hồng dựa trên thành quả chẳng hạn như KPI. Theo kết quả khảo sát mới nhất của Mynavi, mức lương trung bình của Enterprise Account Executive, công việc được yêu thích ở Nhật Bản là 4.470.000 yên/năm.

2. Administration Management Specialist

Administration Management Specialist trong tiếng Nhật là “総務管理担当 = Soumu Kanri Tantou”, là một vị trí chuyên gia trong lĩnh vực quản lý hành chính trong một tổ chức, công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Người đảm nhận vai trò này có nhiệm vụ chịu trách nhiệm từ quản lý tài liệu, cơ sở vật chất, thiết bị cho đến các sự kiện quan trọng như họp đại hội cổ đông để đảm bảo được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả và tuân thủ quy định của luật pháp.

Mức lương trung bình hàng năm của một chuyên gia quản lý hành chính ở Nhật Bản khoảng 3.810.000 yên. Đa số những người đảm nhận vị trí này trên 30 tuổi và có xu hướng nữ giới nhiều hơn so với nam giới.

3. Inside Sales

Inside Sales trong tiếng Nhật là “インサイドセールス”, là một vị trí bán hàng nội bộ. Họ làm việc chủ yếu thông qua e-mail, điện thoại hay các nền tảng online khác để đề xuất và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ từ bên trong công ty, mà không cần gặp mặt trực tiếp khách hàng.

Bên trong Inside Sales gồm có hai bộ phận bao gồm bộ phận phát triển bán hàng Sales Development Representative (SDR) và bộ phận phát triển kinh doanh Business Development Representative (BDR).

Từ khi xuất hiện đại dịch COVID-19, phong cách làm việc đã thay đổi và làm việc từ xa là một hình thức đã được khuyến nghị thay cho hình thức làm việc trực tiếp truyền thống. Kể từ đó, Inside Sales đã nhanh chóng được lựa chọn là một trong những công việc yêu thích ở Nhật Bản hiện nay. Mức thu nhập nghề Inside Sales ở Nhật Bản khá hấp dẫn, dao động từ khoảng 3.500.000 yên đến 7.000.000 yên hàng năm.

4. Solutions Engineer

Solutions Engineer trong tiếng Nhật là “ソリューションエンジニア”, là một chuyên gia kỹ thuật có vai trò trong lĩnh vực kỹ thuật, đặc biệt là trong ngành công nghệ thông tin, phần mềm, hoặc công nghiệp công nghệ cao. Đây là một trong những công việc được yêu thích nhất ở Nhật Bản từ những năm 2000. Solutions Engineer là người chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, hoặc giải pháp của công ty, và hỗ trợ quá trình bán hàng và tiếp thị.

Vai trò của Solutions Engineer đòi hỏi có kiến thức chuyên môn sâu về công nghệ, sản phẩm hoặc giải pháp của công ty, kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng giải quyết vấn đề, và khả năng làm việc độc lập cũng như trong nhóm. Solutions Engineer thường là người kết nối giữa khách hàng và công ty, giúp khách hàng hiểu về giá trị của sản phẩm hoặc giải pháp, và đóng góp vào quá trình bán hàng của công ty.

Có thể nói thu nhập của Solutions Engineer ở Nhật Bản khá cao, với mức lương trung bình hàng năm khoảng 4.500.000 yên. Tuy nhiên, vì đây là lĩnh vực kỹ thuật nên trên thực tế mức lương này sẽ thay đổi cao hoặc thấp hơn tuỳ theo trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của từng người.

5. Sourcing Specialist

Sourcing Specialist trong tiếng Nhật là “調達スペシャリスト”, là một chuyên viên tìm kiếm nguồn cung, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý nguồn cung ứng của một doanh nghiệp. Công việc của Sourcing Specialist bao gồm nghiên cứu thị trường, đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp, nhà sản xuất, hoặc nguồn nhân lực phù hợp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Sourcing Specialist cũng có thể có trách nhiệm trong việc đưa ra các giải pháp tối ưu về chi phí, chất lượng, thời gian giao hàng và khả năng cung ứng để đạt được mục tiêu của tổ chức trong việc tiếp cận nguồn cung ứng hiệu quả nhất.

Mức thu nhập bình quân đối với Sourcing Specialist ở Nhật Bản khá cao, khoảng 4.530.000 yên/năm.

6. Partnerships Manager

Partnerships Manager (パートナーマネージャー) là một vị trí quan trọng trong lĩnh vực quản lý đối tác, là chiếc cầu nối để hiện thực hoá các liên minh chiến lược với các đối tác kinh doanh. Công việc của Partnerships Manager là xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ đối tác với các tổ chức, công ty hoặc cá nhân khác để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.

Ngoài ra việc phân tích thị trường để tìm kiếm đối tác kinh doanh tiềm năng mới cũng là một công việc quan trọng của chức vụ Partnerships Manager. Vì đây là một vị trí quan trọng yêu cầu nhiều kỹ năng từ kiến thức chuyên môn đến tư duy quản lý nên có mức thu nhập hàng năm rất cao, từ 7.000.000 yên trở lên.

7. Customer Success Manager

Customer Success Manager (カスタマーサクセス) là một bộ phận trong quản lý khách hàng. Công việc của CSM bao gồm quản lý và chăm sóc khách hàng hiện tại, đưa ra các giải pháp và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, hỗ trợ khách hàng trong việc triển khai và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, giúp khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh của họ.

Ngoài ra, Customer Success Manager cũng đóng vai trò là người giao tiếp chặt chẽ giữa khách hàng và các bộ phận trong công ty, đưa ra phản hồi từ khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ, giải quyết các vấn đề hoặc tranh chấp của khách hàng, giúp đẩy mạnh tương tác và tăng cường lòng trung thành của khách hàng với công ty.

Vì thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng, nên công việc CSM yêu cầu kiến thức về các lĩnh vực như SaaS, Salesforce hay CRM cũng như khả năng giao tiếp. Thu nhập trung bình hàng năm của CSM ở Nhật Bản dao động trong khoảng từ 4.000.000 yên đến 9.000.000 yên.

8. Customer Support Specialist

Customer Support Specialist (カスタマーサポートスペシャリスト) là chuyên viên chăm sóc khách hàng. Nhiệm vụ chính của Customer Support Specialist là cung cấp hỗ trợ và giải quyết thắc mắc hay các vấn đề của các khách hàng hiện tại.

Ngoài ra, Customer Support Specialist cũng có nhiệm vụ phân tích và đề xuất cải tiến quy trình, chính sách hoặc dịch vụ để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Mức thu nhập trung bình hàng năm của Customer Support Specialist gần tương đồng với mức lương trung bình ở Nhật Bản, khoảng 4.300.000 yên.

9. Invest Specialist

Chuyên gia đầu tư Invest Specialist (投資スペシャリスト) là một vị trí chịu trách nhiệm từ lập kế hoạch đến tư vấn, quản lý và phân tích các hoạt động đầu tư của một công ty. Công việc chính của Invest Specialist có thể bao gồm nghiên cứu thị trường tài chính, phân tích dữ liệu tài chính, tư vấn đầu tư, theo dõi và đánh giá hoạt động đầu tư và hỗ trợ khách hàng.

Nội dung công việc này hơi khó và liên quan đến tài chính nên yêu cầu tuyển dụng rất khắt khe, cần có kiến thức chuyên môn về chiến lược đầu tư, quản lý đầu tư hay M&A. Mức lương thu nhập trung bình hàng năm của chuyên gia đầu tư làm việc cho công ty thuần Nhật khoảng 6.500.000 yên và từ 8.000.000 yên trở lên đối với các công ty đến từ nước ngoài.

10. Technical Account Manager

Technical Account Manager (テクニカルアカウントマネージャー) là một vị trí quan trọng trong trĩnh lực công nghệ thông tin. Công việc của Technical Account Manager tập trung vào việc cung cấp giải pháp công nghệ thông tin chuyên nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Các Marker lớn đến từ nước ngoài như Cisco, VM, Google, AWS hay Salesforce thường xuyên tuyển dụng vị trí này, với yêu cầu tuyển dụng có kiến thức chuyên môn về Cloud Computing, Pre-sales và Customer Success. Vì đặc thù công việc nên mức thu nhập bình quân hàng năm của vị trí này khá cao, từ 5.000.000 yên trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ngân hàng nhật bản tăng lãi suất

Ngân hàng Nhật Bản BoJ tăng lãi suất sau 17 năm

Vào ngày 19 tháng 3, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã chính thức quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm và chấm dứt chính sách nới lỏng quy mô lớn.

toyota đầu tư vào pin

Toyota quyết định đầu tư 1,5 nghìn tỷ yên vào pin xe hơi để cạnh tranh EV

Tập đoàn Toyota đã công bố vào ngày 7 rằng họ sẽ đầu tư 1,5 nghìn tỷ yên vào pin đối với các dòng xe hybrid và xe điện (EV) cho tới năm 2030.

thống đốc mới của boj

Nhật Bản bổ nhiệm ông Kazuo Ueda làm thống đốc mới của BOJ

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định bổ nhiệm ông Kazuo Ueda một nhà kinh tế học làm thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản “BoJ”.

máy tính lượng tử ở nhật

Ra mắt máy tính lượng tử thương mại đầu tiên ở Nhật Bản

Vào ngày 27/7, Đại học Tokyo và IBM Nhật Bản cho biết họ đã bắt đầu vận hành máy tính lượng tử thương mại đầu tiên ở Nhật Bản.

văn phòng chia sẻ JR East

JR East Nhật Bản triển khai dịch vụ văn phòng chia sẻ ngay trong nhà ga

Công ty Đường Sắt Đông Nhật Bản JR East đã triển khai dịch vụ văn phòng chia sẻ ngay trong nhà ga, đầu tiên ở Nhật Bản và có tên gọi là STATION DESK.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!