GDP quý 1 năm 2021 của Nhật Bản tăng trưởng âm vì ảnh hưởng COVID-19

Postdate: 2387 lượt xem

Sáng ngày 18/5/2021, văn phòng Nội Các Nhật Bản(内閣府) đã thông báo kết quả tăng trưởng GDP năm tài chính 2020 (từ 1/4/2020 – 31/3/2021). Kết quả cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng âm 4,6% trong năm 2020, đây là mức giảm sút lớn nhất kể từ năm 1995. Đồng thời GDP thực tế của quý 1 năm 2021 của Nhật Bản cũng giảm 1,3% sau khi Chính Phủ áp dụng lại các biện pháp ngăn chặn lây lan dịch Covid-19 ở các thành phố lớn.

Kết quả GDP thực tế quý 1 năm 2021 của Nhật Bản

Theo bản giải thích của tăng trưởng GDP quý 1 năm 2021 từ Văn phòng nội các Nhật Bản, GDP thực tế của Nhật Bản đã giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 1,3% so với quý trước đó. Đây là lần đầu tiên GDP thực tế của Nhật Bản giảm sau hai quý phục hồi liên tiếp.

gdp quý 1 năm 2021 nhật bản
GDP quý 1 năm 2021 của Nhật Bản (Image: NHK News)

Nhìn vào sự đóng góp của nhu cầu trong và ngoài nước vào tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, nhu cầu trong nước giảm 1,1% và nhu cầu bên ngoài cũng giảm 0,2%.

Mức tiêu dùng cá nhân「個人消費」của người dân vốn đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm GDP cũng đã giảm 1,4% so với quý trước do tình trạng khẩn cấp được ban bố lại vào đầu tháng 1 năm 2021 khiên tăng trưởng của ngành thực phẩm, đồ uống và các dịch vụ liên quan đến du lịch giảm sút.

Mặt khác, do tình tạng thiếu linh kiện chất bán dẫn khiến ngành sản xuất ô tô đình trệ, vì vậy xuất khẩu hàng hóa「輸出」chỉ tăng 2,3% so với mức tăng trưởng của quý trước là 11,7%. Có vẻ như các bộ phận và thiết bị điện tử đã đóng góp vào sự gia tăng này. Cùng với xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa「輸入」cũng tăng trưởng 4%, nhờ sự đóng góp của ngành dược phẩm.

Ngoài ra, 「企業の設備投資」đầu tư cơ sở vật chất cũng tăng trưởng âm 1,4% so với quý trước. Mức chi tiêu tiêu dùng của chính phủ lần đầu tiên giảm 1,8% theo giá trị thực trong bốn quý vì ảnh hưởng của các chi phí liên quan đến Y Tế.

So sánh tốc độ phục hồi Kinh Tế với các quốc gia khác

GDP quý 1 năm 2021 của Nhật Bản
GDP quý 1 năm 2021 của Nhật Bản (Image: NHK News)

Nhìn vào những thay đổi GDP trên toàn cầu, chúng ta có thể thấy sự khác biệt trong tốc độ phục hồi kinh tế của các nước phát triển.

  • Tại Hoa Kỳ: Nhờ việc tiêm chủng vacxin Covid-19 và sự trở lại của hoạt động kinh tế cũng tác động của các biện pháp kinh tế quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của quý 1 năm 2021 là +6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Tại Trung Quốc: Nhờ việc đầu tư phát triển bất động sản tiếp tục được mở rộng, kèm theo nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng điện tử cũng tăng trở lại, nên GDP của Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng dương 0,6%, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp nhất trong 44 năm kể từ năm 1976[2].
  • Tại 19 quốc gia trong khu vực đồng euro như Đức và Pháp: Cũng giống như Nhật Bản, do tình trạng lây lan của CoVid-19, các nước châu Âu cũng đang bế tắc trong quá trình phục hồi Kinh Tế. GDP thực tế tiếp tục tăng trưởng âm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo GDP quý 2 năm 2021

Mặc dù sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp đang tăng trưởng đều đặn, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid và tình trạng khẩn cấp lần thứ ba, nên GDP từ tháng 4 đến tháng 6 được dự báo sẽ chững lại và các chuyên gia kinh tế cho rằng sẽ rơi vào mức tiêu cực trong nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp, đặc biệt là tiêu dùng cá nhân.

Tại buổi báo cáo GDP quý 1 năm 2021, Chính phủ dự báo rằng GDP sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại vào khảng mùa xuân năm sau, nhưng chìa khóa để đạt được điều này là thúc đẩy việc tiêm chủng vacxin càng sớm càng tốt để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.

Tài liệu: NHK News, 内閣府

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

tapering là gì

Tapering là gì? Tapering có ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán

Tapering trong tài chính có nghĩa là chính sách nới lỏng định lượng do các ngân hàng trung ương đã thực hiện trước đó sẽ được thắt chặt và giảm bớt dần lại.

cổ phiếu ngân hàng nhật bản

Đặc trưng cổ phiếu Ngân hàng ở Nhật Bản, có nên đầu tư dài hạn?

Cổ phiếu ngân hàng ở Nhật Bản thuộc nhóm cổ phiếu chu kỳ và có nhiều đặc trưng riêng như tỷ lệ P/E và P/B thấp hay tỷ suất cổ tức cao.

giám đốc seven i

Seven & i HD thay giám đốc, mua lại cổ phần chấn động Nhật Bản

Vào ngày 6/3, Seven & i Holdings(TYO:3382) đã chính thức công bố bổ nhiệm ông Stephen Hayes Dacus (64 tuổi) làm Chủ tịch kiêm Giám đốc mới. Ông Dacus từng là CEO của Seiyu và là thành viên hội đồng quản trị bên ngoài của Seven & i. Trong khi đó, ông Ryuichi Isaka (67 tuổi), người hiện đang giữ chức Chủ tịch kiêm CEO, vẫn sẽ ở lại tập đoàn và đảm nhiệm vai trò Cố vấn đặc biệt. Trong bối cảnh Seven & i đang nhận được đề xuất mua lại từ một công ty cùng ngành tại …

cổ phiếu nhật bản

Cổ phiếu Nhật Bản tăng mạnh nhất Thế giới trong tháng 5

Chỉ số chứng khoán Nikkei đại diện cho 225 cổ phiếu hàng đầu ở Nhật Bản, đã tăng trưởng mạnh nhất Thế giới trong tháng 5 với mức tăng 7%.

hệ thống nisa mới

Hệ thống đầu tư NISA mới 2024 là gì? Biết sớm càng tốt!

NISA mới là một hệ thống đầu tư miễn thuế vô thời hạn được ra mắt nhằm khuyến khích và kêu gọi mở rộng đầu tư để tăng thu nhập.

Chào các bạn! Mình là Ain, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã học tập và làm việc ở Nhật hơn 10 năm, hiện nay đang làm công việc tự do chủ yếu liên quan đến Fintech. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người!

error: Xin đừng copy em !!!
S