Rakuten bứt phá: Lợi nhuận lần đầu tiên sau 4 năm gia nhập thị trường MNO

Postdate: 193 lượt xem

Tập đoàn Rakuten đã vượt qua giai đoạn thua lỗ kéo dài để đạt lợi nhuận kinh doanh nhờ chiến lược mở rộng khách hàng ở mảng viễn thông và tối ưu hóa các mảng kinh doanh khác như EC và tài chính. Vào ngày 13 tháng 11, Rakuten Group đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm tài chính FY2024 với lợi nhuận kinh doanh đạt 534 triệu yên (khoảng 3,3 triệu USD), trái ngược hoàn toàn với khoản lỗ 54,4 tỷ yên cùng kỳ năm trước.

Đây là lần đầu tiên đạt được lợi nhuận kinh doanh sau 17 quý, kể từ khi tập đoàn Rakuten chính thức gia nhập lĩnh vực viễn thông vào quý 2 năm 2020. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng vẫn tiếp tục chìm trong sắc đỏ do các chi phí tài chính từ trái phiếu có lãi suất cao được phát hành để bù đắp cho khoản lỗ lớn của phân khúc viễn thông. Sau đây Japan Life Guide Blog sẽ phân tích vài điểm chính trong BCTC lần này của Rakuten và sự cạnh tranh khốc liệt với các nhà mạng lớn khác.

Kết quả kinh doanh theo từng phân khúc

Theo BCTC hợp nhất của Rakuten, doanh thu trong quý 3 đạt 566,7 tỷ yên tăng 9.3% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận mức doanh thu quý cao kỷ lục từ trước đến nay. Nhờ tăng doanh thu và tối ưu hóa chi phí của mảng Rakuten Mobile, cùng với sự tăng trưởng đáng kể về lợi nhuận của Rakuten Card trong phân khúc tài chính, lợi nhuận kinh doanh Non-GAAP trong quý 3 đạt 12,2 tỷ yên. Đây là lần đầu tiên sau 5 năm, kể từ khi bắt đầu đầu tư vào mảng viễn thông di động MNO vào quý 3 năm 2019, Rakuten Group đạt lợi nhuận quý.

Về lợi nhuận kinh doanh theo chuẩn IFRS, tập đoàn này cũng ghi nhận mức lợi nhuận 537 triệu yên, đạt mức lợi nhuận quý đầu tiên kể từ quý 2 năm 2020. Tuy nhiên, tập đoàn Rakuten vẫn ghi nhận lỗ ròng 74,3 tỷ yên.

Cụ thể đối với Thương mại điện tử (EC) Số lượng khách hàng mới sử dụng Rakuten Ichiba (Chợ điện tử Rakuten) gia tăng.

Lĩnh vực tài chính cũng tăng trưởng mạnh mẽ, số tài khoản chứng khoán tại Rakuten Securities tăng trưởng nhờ chính sách NISA mới (miễn thuế cho khoản đầu tư nhỏ). Tính đến cuối tháng 9 năm 2024, số lượng tài khoản chứng khoán tổng hợp là 11,65 triệu (tăng 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái). Điều này đã thúc đẩy góp phần vào tăng trưởng doanh thu và phá mức cao kỷ lục đã được ghi nhận trong quý 2.

Rakuten đã sử dụng chiến lược “Sale-and-Leaseback” để huy động vốn, nhằm giảm bớt gánh nặng từ các khoản nợ dài hạn. Đồng thời, công ty con Rakuten Card cũng nhận được đầu tư từ tập đoàn tài chính Mizuho, giúp củng cố thêm nền tảng tài chính cho tập đoàn.

Phần lớn số tiền hơn 1 nghìn tỷ yên đầu tư vào việc xây dựng trạm phát sóng di động trước đây được tài trợ thông qua phát hành trái phiếu. Đối với khoản 4.700 tỷ yên trái phiếu đến hạn vào năm 2025, việc tái cấp vốn (“refinance”) đã được hoàn tất, theo ông Hirose Kenji, Giám đốc Tài chính (CFO). Khoản thanh toán đến hạn vào năm 2026 dự kiến là khoảng 1.600 tỷ yên, cho thấy đỉnh cao về nghĩa vụ thanh toán đã phần nào trôi qua.

Phân khúc di động sẽ kết thúc chặng đường đen tối?

Phân khúc di động luôn là điểm tập trung chính trong kết quả kinh doanh của Rakuten Group. Họ chính thức gia nhập thị trường kinh doanh di động vào tháng 4/2020. Mặc dù hoạt động này đã đóng góp đáng kể vào việc tăng doanh thu (tương ứng với “売上収益” – doanh thu thuần), nhưng chi phí đầu tư lớn cho việc xây dựng trạm phát sóng (基地局整備) đã trở thành gánh nặng tài chính cho tập đoàn.

Kết quả là, lợi nhuận ròng đã ghi nhận lỗ trong 16 quý liên tiếp, từ quý 3 năm 2020 (tháng 7-9) đến quý 2 năm 2024 (tháng 4-6). Tổng số lỗ lũy kế trong giai đoạn này đã vượt qua 1 nghìn tỷ yên (1兆円). Dù vẫn lỗ 55,5 tỷ yên trong quý 3, nhưng số lượng thuê bao mới mạng di động Rakuten Mobile vẫn tăng mạnh. Tính đến cuối tháng 9, số lượng thuê bao Rakuten Mobile đã đạt 7,21 triệu, tăng 40% trong vòng một năm.

Trích từ thuyết minh BCTC của Rakuten Group

Mặt khác, số lượng thuê bao tăng mạnh nhưng dường như chỉ số ARPU không được kỳ vọng là sẽ tăng theo cùng, trong năm tài chính 2024. Trong quý 3, ARPU (doanh thu trung bình trên mỗi người dùng) của Rakuten chỉ đạt khoảng 2.801 yên, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 167 yên.

POINT

ARPU là một chỉ số tài chính quan trọng, cho thấy khả năng kiếm tiền của các nhà kinh doanh mạng di động (MNO).

Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng “Họ muốn thấy nhiều hơn các biện pháp kết hợp Rakuten Mobile với các dịch vụ tài chính hay các dịch vụ khác trong hệ sinh thái của Rakuten, để tăng trưởng ARPU”.

Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ

Mặc dù mảng di động của Rakuten có dấu hiệu khởi sắc, nhưng các đối thủ lớn như NTT Docomo, KDDI và SoftBank đã tung ra hàng loạt gói cước cạnh tranh:

  • NTT Docomo: Gói “Ahamo” với data lên đến 30GB /tháng với giá không đổi (2.970 yên), tăng 10GB so với trước đó.
  • KDDI: UQ Mobile ra mắt gói “KomiKomi+”, cung cấp 33GB data với giá chỉ 3.278 yên/tháng.
  • SoftBank: hạ giá sim giá rẻ LINEMO xuống còn 2.970 yên cho gói 30GB, ban đầu là ưu đãi tạm thời nhưng nay trở thành gói chính thức.

Cả ba nhà mạng lớn đều điều chỉnh chiến lược giá để bảo vệ thị phần trước sự trỗi dậy của Rakuten. Không chỉ dừng lại ở việc giảm giá cước, ngoài ra 3 nhà mạng lớn còn thực hiện thêm Chiến dịch hoàn tiền để giữ chân các khách hàng trung thành. Dù vậy, Rakuten Moblie vẫn thu hút được 120.000 người dùng chuyển từ các đối thủ nhờ chương trình “MNP” (giữ nguyên số khi đổi mạng).

Xem thêm: Ba nhà mạng lớn ở Nhật làm gì để giữ chân khách hàng?

Miễn phí 1 năm sử dụng dành cho cổ đông kể từ tháng 12/2024

Mới đây, tại Đại hội cổ đông lần thứ 27 diễn ra vào ngày 6/12, Rakuten Group đã công bố chương trình ưu đãi cổ đông mới, áp dụng cho các cổ đông tính đến cuối tháng 12 năm 2024. Giá cổ phiếu của Rakuten Group tăng mạnh trong phiên giao dịch các ngày sau đó, đạt mức tăng cao nhất kể từ ngày 28 tháng 8. Hiện tại, giá cổ phiếu của Rakuten đã tăng 40% từ đầu năm, vượt xa mức tăng 15% của chỉ số TOPIX trên sàn chứng khoán Tokyo.

lợi nhuận rakuten

Theo chương trình, các cổ đông nắm giữ từ 100 cổ phiếu trở lên tính đến cuối tháng 12 sẽ được miễn phí 1 năm gói cước 30GB/tháng của dịch vụ Rakuten Mobile. Đây là lần thứ hai Rakuten tiếp tục triển khai chương trình này từ kỳ trước. Để nhận ưu đãi, cổ đông cần đăng ký qua trang web ưu đãi dành riêng cho cổ đông Rakuten Group trong thời gian đăng ký.

Quá trình đăng ký dự kiến sẽ bắt đầu từ giữa tháng 3 năm 2025. ID và mật khẩu cần thiết để đăng nhập vào hệ thống sẽ được gửi qua đường bưu điện đến cổ đông vào giữa tháng 3 năm 2025.

Travis Lundy, chuyên gia phân tích tại Quiddity Advisors, nhận định rằng chương trình ưu đãi này là “động lực lớn để các nhà đầu tư cá nhân mua cổ phiếu”. Gói cước viễn thông miễn phí có giá trị tương đương khoảng 30.000 yên mỗi năm, chiếm khoảng 30% giá trị 100 cổ phiếu (tính theo giá ngày 6 tháng 12).

Rakuten không phải là công ty duy nhất sử dụng chiến lược ưu đãi cổ đông để thu hút nhà đầu tư cá nhân. Tokyo Metro đã từng cung cấp vé đi tàu miễn phí hoặc phiếu tặng món ăn kèm tại các nhà hàng mì do công ty quản lý, góp phần thúc đẩy nhu cầu mua cổ phiếu khi mới niêm yết. Trong khi đó, SoftBank cũng công bố chương trình tặng điểm PayPay vào tháng 4 năm nay như một hình thức ưu đãi dành cho cổ đông.

Data: Nikkei, Rakuten IR

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

mua iphone ở bic camera

Cơ hội mua iPhone giảm giá với LINE PAY tại Bic Camera ở Nhật

Cơ hội không thể bỏ qua đối với những ai đang có dự định mua iPhone mới ở Nhật. Say đây là cách sử dụng coupon của LINE Pay để mua iPhone tại Bic Camera.

chuyển tiền paypal ở nhật

Hướng dẫn chuyển và nhận tiền qua Paypal ở Nhật 2023

Paypal là một ứng dụng thanh toán online với tình nhanh gọn,an toàn bảo mật tuyệt đối. Sau đây là cách chuyển và nhận tiền trên Paypal ở Nhật.

quy tắc 50 30 20

Áp dụng quy tắc 50/30/20 để quản lý tài chính tốt hơn khi ở Nhật

Quy tắc 50/30/20 gợi ý chia thu nhập sau thuế của bạn thành ba loại: nhu cầu, mong muốn, tiết kiệm và phân bổ chúng theo tỷ lệ 5:3:2.

gọi miễn phí rakuten mobile

Rakuten Mobile cung cấp dịch vụ gọi điện miễn phí trong 10 phút với giá 1.100 yên hàng tháng

Mới đây, công ty mạng di động Rakuten Mobile đã bắt đầu cung cấp dịch vụ tùy chọn đi kèm có tên gọi điện miễn phí「10分(標準)通話かけ放題」.

cách mua cổ phiếu mỹ tại nhật

Hướng dẫn cách mua cổ phiếu Mỹ tại Nhật Bản

Chứng khoán Mỹ là thị trường chứng khoán có mức vốn hóa lớn và hấp dẫn nhất Thế Giới.Cách mua cổ phiếu Mỹ tại Nhật không hề khó nhưng cần lưu ý những điểm sau.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!