Honda và Nissan sát nhập, ra đời tập đoàn ô tô lớn thứ 3 Thế giới

Update: 515 lượt xem

honda và nissan sát nhập

Ngày 18 tháng 12 năm 2024, Honda và Nissan, hai trong số những thương hiệu ô tô lớn nhất Nhật Bản, đã bắt đầu thương lượng về việc sát nhập thông qua thành lập một công ty cổ phần chung. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản, đồng thời cũng mở ra cơ hội cho Mitsubishi Motors tham gia vào liên minh trong tương lai.

Honda và Nissan sát nhập để tạo ra hãng ô tô lớn thứ 3 Thế giới

Trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang chịu áp lực lớn từ các nhà sản xuất xe điện (EV) như Tesla (Mỹ) và các ông lớn Trung Quốc, sự hợp tác này hứa hẹn tạo nên một tổ chức ô tô xếp hạng 3 thế giới về quy mô. Sự chấp nhận thay đổi chiến lược của Honda, vốn nổi tiếng với phong cách “tự cung tự cấp”, cho thấy sự quyết tâm đối mặt với những thay đổi cách mạng trong ngành.

Honda và Nissan dự kiến sẽ ký biên bản ghi nhớ (覚書 – MOU) trong thời gian sắp tới, để hoàn thiện chi tiết về tỷ lệ sát nhập cổ phần. Đối với Chủ tịch Honda Toshihiro Mibe, việc hiện thực hóa liên minh ba công ty giữa Honda, Nissan và Mitsubishi Motors là giấc mơ trong 10 năm qua. Nếu Mitsubishi Motors cũng tham gia thương vụ này, doanh số bán hàng hàng năm của liên minh này sẽ vượt mốc 8 triệu xe, họ sẽ nối chân Toyota trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba Thế giới. Họ tin rằng, đây là quy mô cần thiết để tồn tại trên thị trường xe điện toàn cầu.

Hai hãng ô tô này đã bắt đầu nghiên cứu hợp tác từ tháng 3 năm 2024 và chính thức công bố quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 8 cùng năm. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm tiêu chuẩn hóa phần mềm ô tô và linh kiện, cùng với việc chia sẻ công nghệ xe điện.

Xem thêm: Top 10 xe ô tô bán chạy nhất ở Nhật Bản năm 2023

Vốn hóa thị trường tính đến thời điểm hiện tại của Honda(TYO:7267) là 6.571 tỷ yên (42,6 tỷ USD), trong khi của Nissan(TYO:7201) là 1.551 tỷ yên (10,07 tỷ USD). Nếu thương vụ này thành công, thì đây là đợt sát nhập lớn nhất trong ngành ô tô, kể từ vụ sáp nhập trị giá 52 tỷ USD giữa Fiat Chrysler và PSA vào năm 2021, để tạo ra Stellantis.

Tình hình kinh doanh của Nissan và Honda

Nissan

nissa và honda sát nhập
Dự báo kết quả HĐKD năm tài chính 2024 (Data: Nissan)

Theo báo cáo tài chính mới nhất Q2 FY24, lợi nhuận ròng hợp nhất của tập đoàn Nissan trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2024 giảm 94% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 19,2 tỷ yên. Trước tình hình kinh doanh kém khả quan, hãng ô tô này đã quyết định giảm 20% năng lực sản xuất toàn cầu và cắt giảm 9.000 nhân sự. Dự báo lợi nhuận cả năm cũng đã được điều chỉnh giảm lần thứ hai trong năm nay. Để đánh giá chính xác chi phí liên quan đến các biện pháp cắt giảm này, Nissan để ngỏ kết quả lợi nhuận ròng cuối kỳ, chưa đưa ra con số cụ thể nào.

Tài chính của mảng ô tô đã giảm mạnh, với số tiền có sẵn tính đến cuối tháng 9 chỉ còn khoảng 1,4 nghìn tỷ yên, giảm 30% so với cuối tháng 3. Dòng tiền tự do (FCF) trong quý 2 đã ghi nhận mức âm 448 tỷ yên. Dự kiến, trong kỳ tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2026, mảng ô tô sẽ phải đối mặt với việc thanh toán khoảng 570 tỷ yên trái phiếu doanh nghiệp, và có lo ngại về gia tăng gánh nặng chi trả lãi suất do sự giảm sút tín nhiệm.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kinh doanh sa sút của Nissan là do khó khăn tại thị trường Bắc Mỹ. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2024, lợi nhuận kinh doanh hợp nhất tại thị trường này ghi nhận khoản lỗ 4,1 tỷ yên, trong khi cùng kỳ năm trước đạt mức lãi 241,3 tỷ yên, chiếm hơn 70% lợi nhuận hoạt động của toàn bộ Nissan. Tại Bắc Mỹ, doanh số bán xe điện (EV) đang chững lại, trong khi xe hybrid (HV) lại ghi nhận đà tăng trưởng. Tuy nhiên, do ưu tiên tập trung vào xe EV, Nissan đã không kịp đưa các mẫu HV ra thị trường Bắc Mỹ, dẫn đến sự suy giảm năng lực cạnh tranh.

Honda

honda và nissan sát nhập
Dự báo kết quả HĐKD năm tài chính 2024 (Data: Honda)

Về phía Honda, họ cũng đưa điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2025, dự kiến lợi nhuận ròng hợp nhất của tập đoàn giảm 14% so với năm trước, xuống còn 950 tỷ yên. Doanh thu dự báo sẽ tăng 3% lên mức 21 nghìn tỷ yên, cao hơn 700 tỷ yên so với ước tính trước đó. Honda đã điều chỉnh tỷ giá hối đoái kỳ vọng cho cả năm xuống mức 1 USD = 148 yên, thấp hơn 8 yên so với dự báo trước đó. Yếu tố này, kết hợp với sự tăng trưởng doanh số bán ô tô tại thị trường Bắc Mỹ, đã góp phần cải thiện doanh thu.

Nguyên nhân chính khiến đến từ sự sụt giảm tại thị trường Trung Quốc, nơi đang diễn ra cạnh tranh giá khốc liệt, khiến lợi nhuận ròng của Honda giảm lần đầu tiên trong 2 năm qua. Vì hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc được điều hành bởi một liên doanh nên nó sẽ được tính vào lãi lỗ phi hoạt động. Doanh số bán hàng của Honda tại Trung Quốc trong năm tài chính trước đó là khoảng 1,2 triệu chiếc và họ chưa tiết lộ dự báo doanh số cho năm tài chính hiện tại.

Phản ứng của thị trường

Trên thị trường chứng khoán Tokyo, cổ phiếu của Nissan đã tăng 24% lên 417,6 yên thậm chí có lúc tăng kịch trần vào ngày 18, phản ánh sự kỳ vọng vào việc cải thiện lợi nhuận. Ngược lại, cổ phiếu của Honda lại giảm 4% xuống mức thấp nhất từ đầu năm, do lo ngại từ các nhà đầu tư về gánh nặng tài chính mà Honda có thể phải chịu trong quá trình sát nhập.

Đà tăng giá của cổ phiếu Nissan đã lan rộng sang các mã cổ phiếu liên quan. Cổ phiếu của Mitsubishi Motors(TYO:7211), nơi Nissan là cổ đông lớn nhất, cũng tăng kịch trần, kết phiên ở mức 487,2 xu, tăng 20% (80 yên) so với ngày giao dịch trước đó. Được biết, khả năng Mitsubishi Motors tham gia vào quá trình sáp nhập của hai công ty đã được đưa vào tầm ngắm. Cổ phiếu của Nissan Shatai (TYO:7222), công ty con của Nissan, cũng có thời điểm tăng 17% trong phiên giao dịch, kết thúc phiên với mức tăng 10%.

Việc tập hợp các nguồn lực quản lý từ hai công ty để tồn tại trên thị trường toàn cầu sẽ là một thử thách lớn. Điều quan trọng là liên minh này cần sớm chứng minh được hiệu quả và tạo ra giá trị cộng hưởng để thuyết phục cả thị trường và các bên liên quan.

Data: Nissan IR, Honda IR, Nikkei News

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

chứng khoán dành cho người mới

Chứng khoán Nhật Bản P1: Dành cho người mới, bắt đầu từ số 0

Thông tin căn bản về đầu tư chứng khoán dành cho những người mới muốn bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán ở Nhật Bản.

điền đơn đăng ký nhân tiền trợ cấp ở nhật

Cách điền giấy đăng ký nhận tiền trợ cấp 10 man ở Nhật

Cách điền và gửi đơn đăng ký nhận tiền trợ cấp ở Nhật do ảnh hưởng của corona virus gây ra.

tài khoản vãng lại nhật bản

TÀI KHOẢN VÃNG LAI THÁNG 9 NHẬT BẢN THẶNG DƯ 1033,7 TỶ YÊN

Theo thống kê của Bộ Tài chính, cán cân tài khoản vãng lai Nhật Bản trong tháng 9 thặng dư 1033,7 tỷ yên, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thương mại Nhật Bản thâm hụt

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI NHẬT BẢN THÂM HỤT THÁNG THỨ 9 LIÊN TIẾP

Theo thống kê thương mại do Bộ Tài chính công bố, cán cân thương mại của Nhật Bản đã thâm hụt 839,2 tỷ yên trong tháng 4 năm 2022.

thống đốc mới của boj

Nhật Bản bổ nhiệm ông Kazuo Ueda làm thống đốc mới của BOJ

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định bổ nhiệm ông Kazuo Ueda một nhà kinh tế học làm thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản “BoJ”.

Chào các bạn! Mình là Ain, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã học tập và làm việc ở Nhật hơn 10 năm, hiện nay đang làm công việc tự do chủ yếu liên quan đến Fintech. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người!

error: Xin đừng copy em !!!