Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 đã đóng cửa với mức giá 39.098 yên vào ngày 22/2/2024, ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại. Đà tăng được thúc đẩy bởi các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn vẫn tiếp tục được mua vào mạnh mẽ bởi khối ngoại.
Do tác động của nhiều yếu tố khác như như nền kinh tế trong nước phục hồi, làn sóng tăng lương, TSE áp đặt chính sách mới với các doanh nghiệp có tỷ lệ P/B < 1, BOJ giữ nguyên chính sách QE, đồng yên giảm mạnh, kết quả hoạt động kinh doanh của các hoạt động trong nước phục hồi, đã tạo nên một bầu không khí đầy lạc quan bao trùm thị trường.
Ngoài ra, việc hệ thống đầu tư miễn thuế NISA mới bắt đầu từ năm 2024, cũng là yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu trong nước.
Xem thêm: HỆ THỐNG ĐẦU TƯ MIỄN THUẾ MỚI NEW NISA 2024
Lo ngại nợ công ở Mỹ
Vào tháng 4, quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản xuống còn 1,3% trong năm 2023 do bất ổn tài chính toàn cầu, nhưng so với các nước tiên tiến thì Nhật Bản vẫn là một điểm sáng.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản đang ngày càng trở nên hấp dẫn trong bối cảnh giới đầu tư toàn cầu lo lắng về vấn đề nợ trần và rủi ro suy thoái kinh tế ở Mỹ cũng như đà phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Trung Quốc. Mặc dù trước đó vào ngày 27/5, tổng thống Biden và Đảng cộng hoà đã đạt được thoả thuận về vấn đề liên quan đến việc nâng mức trần nợ cộng nước Mỹ. Nhưng nhiều người tham gia thị trường tin rằng có một cảm giác không chắc chắn trong các cuộc thảo luận của Quốc hội Hoa Kỳ về vấn đề trần nợ của nước này.
Khối ngoại mua ròng tăng kỷ lục sau 9 năm
Khối ngoại mua ròng Đơn vị: tỷ yên |
1/5 ~ 2/5 | 8/5 ~ 12/5 | 15/5 ~ 19/5 | 22/5 ~ 26/5 | 29/5 ~ 2/6 |
Prime Market | 161 | 588 | 716,6 | 409,6 | 529,8 |
Standard Market | 3,28 | -10,5 | 14,4 | -5,2 | -2 |
Growth Market | -3,88 | -12 | 16,6 | -22,7 | 7,6 |
Tổng cộng | 160,4 | 565,5 | 747,6 | 381,7 | 535,4 |
Theo kết quả thống kê mới nhất của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE), tính đến hết ngày 2/6 khối ngoại mua ròng đã được duy trì trong 10 tuần liên tiếp. Tổng giá trị mua ròng trong 10 tuần lên đến 4,5 nghìn tỷ yên, đây là mức khối ngoại mua ròng lớn nhất sau khoảng hơn 9 năm kể từ tháng 12 năm 2013. Đặc biệt, trong tuần thứ 3 của tháng 5 (từ 15/5 ~ 19/5), khối ngoại mua ròng đã đạt giá trị khủng với 747,6 tỷ yên tăng khoảng 32% so với tuần trước.
Nhìn vào báo cáo sở hữu lượng cổ phần lớn (大量保有報告書) kể từ tháng 4, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ đông đến từ nước ngoài tăng lên hơn 5% tại nhiều doanh nghiệp, chẳng hạn như ASICS và SHOEI ,v.v.
Xem thêm: TOP 10 CÔNG TY LỚN NHẤT NHẬT BẢN
Ngược lại, các ngân hàng ủy thác trong nước lại bán ròng liên tiếp trong 8 tuần với giá trị khoảng 1.000 tỷ yên để tái cân bằng danh mục. Thông thường, những ngân hàng ủy thác này thường vận hành Nenkin (quỹ hưu trí) bằng cách đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu trong và ngoài nước. Khi cổ phiếu trong nước tăng đột ngột, họ thường có kế hoạch bán ra để tái cân bằng danh mục đầu tư.
Trên thị trường ngoại hối, đồng yên đang suy yếu và đồng đô la đang mạnh lên, và khi mối lo ngại về hiệu quả hoạt động trong tương lai của các công ty liên quan đến xuất khẩu giảm dần, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chuyển sang thái độ chấp nhận rủi ro, cụ thể là
“tích cực chấp nhận rủi ro đầu tư”.
Trong ngày 10/1, khối lượng giao dịch đạt hơn 1,56 tỷ cổ phiếu và giá trị giao dịch trên phân khúc thị trường Prime ước tính khoảng 4.066 tỷ yên, vượt xa mốc giá trị giao dịch lý tưởng là 3.000 tỷ yên.
Thiên tài Warren Buffett mở rộng đầu tư vào Nhật
Cùng vào tháng 4, thiên tài đầu tư Warren Buffett đã có chuyến thăm Nhật Bản sau 11 năm. Ông nói với báo chí rằng rất kiêu hãnh khi nắm giữ cổ phiếu của 5 công ty thương mại Nhật Bản và tỷ lệ sở hữu cổ phần của Berkshire đối với 5 công ty này đã lên 7,4%. Việc các ngân hàng ở Mỹ phá sản không ảnh hưởng gì tới chiến lược đầu tư của ông cũng như Berkshire.
Ngoài ra, Warren Buffett cho cho biết thêm ông đang xem xét về việc đầu tư thêm vào thị trường Nhật Bản, đầu tư vào đâu thì đã có sẵn danh sách trong đầu ông rồi, thời điểm mua sẽ phụ thuộc vào giá cả.
Theo Eiji Kinouchi, trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật của Daiwa Securities, các nhà đầu tư nước ngoài thường có một “quy tắc bất thường” mua ròng chứng khoán Nhật Bản trong vòng 3 tháng. Đợt phục hồi gần đây trên thị trường chứng khoán Nhật Bản bắt đầu vào khoảng đầu tháng 4, khi Warren Buffett đến thăm Nhật Bản. Nếu quy tắc bất thường này được áp dụng trong năm nay, khối ngoại mua ròng có thể tiếp diễn cho đến đầu tháng 7.
Nikkei có thể chạm 43.000 yên trong năm 2024?
Hàng loạt công ty Chứng khoán trong và ngoài nước nâng mức giá kỳ vọng đối với Nikkei 225, có thể chỉ số Nikkei 225 sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng trong dài hạn và lập đỉnh mới ở mức 43.000 yên vào mùa hè năm 2024. Tính đến hết ngày 22/2, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 có P/E = 16.47 lần, P/B = 1.49 lần, lợi tức trung bình là 1.73%/năm (đã bình quân gia quyền).
Theo báo Nikkei cùng nhiều công ty chứng khoán trong nước, nhiều doanh nghiệp trong nước có mức lợi nhuận tăng trưởng ổn định nhưng P/B lại thấp hơn so với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề ở nước ngoài. Họ cho rằng điều này không phải do cơ cấu tài sản hay tiềm năng tăng trưởng thấp mà do thị trường không công bằng, không công nhận đầy đủ giá trị thực của doanh nghiệp.
Data: Nikkei News, TSE