Cơn sốt tăng lương ở Nhật Bản năm 2023: Liệu có bền vững?

Update: 1141 lượt xem

Kể từ đầu năm 2023, nhiều công ty lớn ở Nhật Bản đã tăng mức lương cho nhân viên của mình lên đáng kể, nhằm mục đích chính là đối phó với lạm phát. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm lo ngại rằng việc tăng lương sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và cản trở sự phát triển của kinh tế. Với sự xuất hiện của cơn sốt tăng lương này, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu có thể biến ước mơ thành hiện thực hay không? Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố đóng vai trò trong quá trình tăng lương ở Nhật Bản và đánh giá ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế cũng như xã hội của đất nước này.

Mức lương trung bình của người Nhật đi ngang hơn 30 năm

Theo dữ liệu nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mức lương trung bình ở Nhật Bản hầu như không tăng trong vòng 31 năm (từ 1990 đến 2021). Mặc dù trong năm 2021, mức lương trung bình ở Nhật Bản đã tăng khoảng 2,4% so với năm 2020 lên 4,33 triệu yên nhưng vẫn xếp hạng thứ 22 trong số 35 quốc gia thành viên của OECD.

tăng lương ở nhật bản
Lương trung bình ở Nhật Bản không tăng hơn 30 năm qua (Data: OECD)

Như bảng dữ liệu phía dưới, mức lương trung bình ở Nhật Bản chỉ tăng vỏn vẹn đúng 27 man yên (270.000 JPY) trong vòng 31 năm qua từ năm 1990 – 2021. Trong khi mức lương trung bình ở nước láng giềng Hàn Quốc đã tăng trưởng hơn 40%, đứng thứ 19 trong số các nước thành viên của OECD. Kể từ năm 2015, Nhật Bản đã bị Hàn Quốc vượt mặt về mức lương trung bình hàng năm.

NămMức lương trung bình
(USD)
Mức lương trung bình
(JPY)
1990$37.370khoảng ¥4.060.000
1995$38.435khoảng ¥4.170.000
2000$38.823khoảng ¥4.220.000
2005$39.299khoảng ¥4.280.000
2010$38.421khoảng ¥4.190.000
2015$37.542khoảng ¥4.100.000
2020$38.850khoảng ¥4.240.000
2021$39.711khoảng ¥4.330.000
Mức lương trung bình của Nhật Bản (Data: OECD)

Sau khi trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế như Lehman Shock xảy ra vào năm 2008, các công ty Nhật Bản bắt đầu thực hiện biện pháp giữ càng nhiều tiền mặt (dự trữ nội bộ) càng tốt. Trong năm tài chính 2020, tổng dự trữ nội bộ của các công ty lớn ở Nhật Bản (có vốn từ 1 tỷ yên trở lên) lên tới 466,8 nghìn tỷ yên, mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Mặt khác, các công ty Hàn Quốc đang tích cực sử dụng một phần lợi nhuận để đáp trả lại những cống hiến của nhân viên, và điều này được cho là yếu tố góp phần làm tăng đáng kể mức lương trung bình hàng năm của người Hàn.

Kỳ vọng tăng lương ở Nhật Bản đang cao trào

Trong bối cảnh lạm phát đang tăng cao hơn 4% vào đầu năm 2023, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 1981, chính quyền Kishida đang nỗ lực kêu gọi doanh nghiệp trong nước tăng lương cho người lao động. Có nhiều nhận định rằng việc tăng lương là điều cần thiết để duy trì ngân sách hộ gia đình của những người lao động, khi việc giá cả tăng cao khiến cuộc sống của họ ngày càng khó khăn. Đồng thời việc tăng lương tại thời điểm này cũng cần thiết để đảm bảo nguồn nhân lực khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid và tình trạng thiếu lao động ngày càng gia tăng ở Nhật Bản.

Theo kết quả Khảo sát tiền lương của Viện Nghiên cứu và Quản lý lao động, triển vọng tăng lương trong năm 2023 là 2,75% cao hơn 0,75% so với triển vọng trong năm 2022. Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là đợt tăng lương cao nhất sau 26 năm kể từ năm 1997 là 2,9%.

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản có tăng lên không ?

Trong năm 2022, chỉ số lạm phát ở Nhật Bản đã tăng lên 2,5% so với năm trước, và có thể tăng cao hơn nữa trong năm 2023. Với tốc độ tăng trưởng lạm phát hiện tại, tỷ lệ tăng tiền lương danh nghĩa 2,75% là không đủ.

Theo Khảo sát thống kê lao động hàng tháng do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công bố vào ngày 7/3, tiền lương thực tế đã giảm 4,1% so với cùng tháng năm trước, ghi nhận mức giảm đầu tiên trong hơn 8 năm kể từ tháng 5 năm 2014.

POINT

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản (実質賃金) là tiền lương mà người lao động thực sự nhận được, sau khi đã loại bỏ lạm phát. Được tính bằng công thức [Tiền lương danh nghĩa ÷ Tỷ lệ lạm phát]. Đây là một con số gây tác động đến xu hướng tiêu dùng cá nhân, nó cho thấy số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người lao động có thể mua bằng tiền lương của họ.

Vào năm 2014 sau khi tăng mức thuế tiêu dùng lên 10% (trước đó là 8%), lạm phát ở Nhật Bản đã tăng 2,7% so với năm trước. Thời điểm đó, trước khi thực hiện tăng thuế chính quyền Abe cũng đã nổ lực kêu gọi tăng lương, nhưng việc tăng lương chỉ xảy ra nhất thời và không bền vững.

tăng lương ở nhật bản
Bảng so sánh tỷ lệ lạm phát và tăng lương ở Nhật Bản

Khác với tình hình lạm phát năm 2014 do tăng thuế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát ở Nhật Bản sau đại dịch Covid-19 là do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu. Viện nghiên cứu NLI (Nisseikiso Research Institute) chỉ ra rằng “Ngay cả khi các công ty lớn đưa ra tỷ lệ tăng lương là 5% hoặc 10%, thì tốc độ tăng lương chung ở Nhật Bản có thể sẽ không bằng tốc độ lạm phát trong năm thứ hai liên tiếp. Tiền lương thực tế có thể sẽ giảm đi ngay cả khi tiền lương danh nghĩa đã tăng lên, do đó đời sống của người dân sẽ trở nên tồi tệ và khó khăn hơn.”

Tình trạng tăng lương tại các công ty lớn ở Nhật Bản trong năm 2023

Tại cuộc “đám phàn mùa xuân, Sunto = 春闘” diễn ra vào ngày 15/3, có hơn 50% công ty ở Nhật Bản đồng ý thực hiện tăng lương cho nhân viên trong năm tài chính 2023 (từ 1/4 – 31/12/2023). Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Với sự góp mặt của thủ tưởng Kishida, tất cả thành viên tham gia đã đồng ý thực hiện biện pháp chuyển chi phí nhân sự sang chi phí sản xuất (giá cả) để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hiện thực hoá việc tăng lương. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng đặt mục tiêu tăng mức lương trung bình tối thiểu trên toàn quốc lên 1.000 yên/giờ.

Ngành ô tô

Để đối phó với sự tăng vọt của giá cả gần đây, đã có một loạt các làn sóng kêu gọi tăng lương cao kỷ lục trong ngành sản xuất ô tô.

Toyota, hãng ô tô hàng đầu thế giới quyết định sẽ tăng mức lương hàng tháng cho nhân viên thêm 9.370 yên lên mức cao nhất sau 20 năm. Tuy nhiên, dự báo trong năm tài chính FY23 lợi nhuận sẽ giảm xuống nên Toyota sẽ cắt giảm tiền thưởng bonus xuống còn 6.7 tháng lương (năm trước là 6.9 tháng lương).

Hãng Honda cũng quyết định tăng lương khoảng 5% cho toàn bộ nhân viên và tăng 10% mức lương khởi điểm cho các nhân viên mới đã tốt nghiệp Đại học. Cụ thể, tại thời điểm tăng lương định kỳ, Honda sẽ tăng mức lương cơ bản hàng tháng thêm 12.500 yên và tăng tiền thưởng bonus lên 6.4 tháng lương (năm trước là 6 tháng lương). Đây là mức tăng lương cao nhất kể từ năm 1990.

Nissan Motor cũng tăng mức lương hàng tháng thêm 12.000 yên và tăng tiền thưởng bonus lên thành 5.5 tháng lương (năm trước là 5.2 tháng lương) cho toàn nhân viên. Đây là mức tăng lương cao nhất của Nissan kể từ khi thay đổi hệ thống nhân sự vào năm 2005.

Hãng Mazda sẽ tăng mức lương cơ bản hàng tháng thêm 13.000 yên và nâng mức tiền thưởng hàng năm lên thành 5.3 tháng lương (năm trước là 5 tháng lương).

Hãng Subaru sẽ tăng mức lương cơ bản hàng tháng thêm 10.200 yên và nâng mức tiền thưởng hàng năm lên thành 5.6 tháng lương (năm trước là 5.2 tháng lương).

Tập đoàn ô tô Mitsubishi cũng sẽ tăng mức lương cơ bản hàng tháng thêm 13.000 yên và đặc biệt họ nâng mức tiền thưởng hàng năm lên thành 6 tháng lương (năm trước là 5 tháng lương). Ngoài ra, mức lương khởi điểm cho các nhân viên tốt nghiệp Đại học cũng sẽ được tăng thêm 10%.

Ngành tài chính, ngân hàng

Công ty chứng khoán Nomura Sec áp dụng tăng lương hàng tháng thêm khoảng hơn 3% cho tất cả 14.450 nhân viên (ngoại trừ thành viên HĐQT). Đối với nhân viên không thuộc tầng lớp quản lý và có độ tuổi từ 20-30 sẽ được ưu ái hơn với mức tăng lương khoảng 7%.

Tập đoàn chứng khoán Daiwa cho biết sẽ tăng lương cơ bản hàng tháng thêm khoảng 4% cho toàn bộ 13.000 nhân viên, kể từ tháng 4 năm 2023. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Daiwa Sec thực hiện tăng lương.

Ngân hàng SMBC tăng mức lương khởi điểm cho nhân viên mới tốt nghiệp Đại học thêm 24% lên 255.000 yên/tháng. Đây là lần tăng lương đáng kể nhất của SMBC sau 16 năm kể từ năm 2007. Tập đoàn SBI Group cũng tăng mức lương khởi điểm cho nhân viên mới tốt nghiệp Đại học thêm 17% lên 292.000 yên/tháng.

Tập đoàn tài chính Orix Group đã công bố kế hoạch tăng lương cho toàn thể nhân viên chính thức lên tối đa khoảng 10.4% trong năm tài chính 2023. Ngoài ra, để đối phó với việc tăng giá gần đây, tất cả nhân viên, bao gồm cả sinh viên mới tốt nghiệp, sẽ nhận được khoản trợ cấp tạm thời với 150.000 yên.

Ngành điện máy

Tại cuộc đàm phán, tất cả 12 công ty điện máy lớn ở Nhật Bản đều đồng ý, sẽ tăng mức lương cho nhân viên đúng với kỳ vọng của chính phủ.

Cả HitachiToshiba đều tăng lương cơ bản hàng tháng hơn gấp đôi so với mức 3.000 yên của năm trước lên 7.000 yên, mức tăng lớn nhất kể từ khi áp dụng hệ thống lương hiện tại. Tỷ lệ tăng lương trung bình của Hitachi là 3,9%, bao gồm cả việc duy trì hệ thống tiền lương. Ngoài ra, Hitachi cũng sẽ tăng mức tiền thưởng hàng năm lên 6.1 tháng lương.

Đối với Toshiba, họ sẽ tặng 2.000 điểm point có thể được sử dụng cho các chương trình phúc lợi và 5.000 tiền mặt.

Panasonic HD cũng tăng mức lương hàng tháng hơn 4,6 lần so với mức 1.500 yên của năm trước lên 7.000 yên, mức cao nhất trong 10 năm qua.

Các công ty điện máy khác như Sharp, Fujitsu, NEC cũng đồng ý tăng lương cơ bản hàng tháng thêm 7.000 yên.

Ngành bất động sản

Leopalace 21 đã công bố kế hoạch tăng lương cho khoảng hơn 2000 nhân viên chính thức lên khoảng 9%, kể từ tháng 4 năm 2023. Đây là mức tăng lương hàng loạt được diễn ra sau 6 năm kể từ tháng 4 năm 2017. Đại diện của Leopalace 21 cho biết rằng, tăng lương là một biện pháp để đối phó với lạm phát và thu hút các nguồn nhân lực xuất sắc.

Các ngành khác

Đang cập nhật …

Tóm tắt

Mức lương trung bình của người Nhật gần như không thay đổi trong vòng hơn 30 năm qua và đã bị nước láng giềng Hàn Quốc vượt mặt. Cơn sốt tăng lương ở Nhật Bản lần đầu tiên sau một phần tư thế kỷ có thể sẽ tạo nên động lực cho một bước đột phá hoàn toàn khỏi tình trạng giảm phát kéo dài từ năm 1998.

Hiện nay, những nỗ lực của Chính phủ và các công ty để cải thiện mức lương và điều kiện làm việc của người lao động Nhật Bản là đáng khen ngợi. Đây không chỉ là chìa khoá giúp Nhật Bản thoát khỏi giảm phát mà còn là một bước đi tích cực trong việc đảm bảo sự bình đẳng và công bằng trong thị trường lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

kế hoạch tài chính là gì

Financial Planning – Kế hoạch tài chính là gì? 8 bước thiết lập

Kế hoạch tài chính là gì? Kế hoạch tài chính là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta kiểm soát tình hình và định hình tương lai của mình.

tài khoản vãng lai nhật bản 2023

Thặng dư tài khoản vãng lai Nhật Bản cao kỷ lục trong năm tài khoá 2023

Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản trong năm 2023 cao kỷ lục với 25.339 tỷ yên nhờ giá nguyên liệu giảm và xuất khẩu tăng mạnh.

đăng ký wifi con chó

Hướng dẫn đăng ký wifi con chó Softbank Air 2020

Softbank Air là loại mạng wifi di động chỉ cần sử dụng cục phát mà không phải thi công đường mạng hay kéo cáp. Đây là loại wifi mà rất đông đảo du học sinh người ngoại quốc đăng ký sử dụng vì tính năng tiện lợi và linh động của nó.

chơi chứng khoán ở nhật

Cách bán cổ phiếu tại công ty chứng khoán Rakuten Shoken ở Nhật

Thị trướng chứng khoán ở Nhật Bản luôn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư trên khắp Thế Giới. Lần này mình sẽ giới thiệu cách bán cổ phiếu ở Nhật trên sàn chứng khoán Rakuten.

thủ tục chuyển nhà ở nhật

Thủ tục chuyển nhà ở Nhật Bản: Nên biết để tránh rắc rối

Thủ tục chuyển nhà ở Nhật Bản hơi phức tạp, nhưng nếu nắm vững các thủ tục cần thiết và chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn có thể tránh được rắc rối.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!