Theo báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính về cán cân thanh toán quốc tế, tài khoản vãng lai【経常収支】của Nhật Bản trong năm tài chính 2021 đã thặng dư 12.644,2 tỷ yên. So với năm 2020 kết quả này thấp hơn 22,27% và mức thặng dư tài khoản vãng lai đã giảm liên tiếp trong vòng 4 năm kể từ năm 2014.
Nhật Bản thâm hụt thương mại sau 7 năm
Trong bối cảnh giá tài nguyên như dầu thô tăng vọt đồng thời giá hàng hóa nhập khẩu cũng tăng mạnh vì đồng yên rớt giá, đã gây áp lực lên cán cân thương mại. Đây là lần đầu tiên sau 7 năm, cán cân thương mại của Nhật Bản chuyển sang thâm hụt, kết quả này đã kéo mức thặng dư tài khoản vãng lai xuống còn 12.644,2 tỷ yên.
Trong năm tài chính 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 85 nghìn tỷ yên và tăng 21,5% so với năm trước. Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu tăng 35% so với năm trước đạt hơn 87 nghìn tỷ yên nên kết quả cán cân thương mại đã thâm hụt 1669 tỷ yên.
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Đối với xuất khẩu, giá trị kim ngạch xuất khẩu sang châu Á tăng trưởng 22,8% và Bắc Mỹ tăng trưởng 23,9%. Cụ thể, một vài lĩnh vực đóng góp to lớn vào kim ngạch xuất khẩu như sau.
- Sắt thép: tăng 62,7%
- Ô tô: tăng 12,8%
- Thiết bị sản xuất chất bán dẫn: tăng 33,9%
Đối với xuất khẩu, giá năng lượng đã tăng vọt mặc dù chính phủ đã đưa ra biện pháp đối phó với giá xăng dầu trong nước và giá trị nhập khẩu từ các nước Trung Đông đã tăng 92,7% so với năm trước. Ngoài ra do đồng yên rớt giá nên tính trung bình Nhật Bản sẽ nhập khẩu dầu thô với mức giá 54.511 yên/KL.
- Dầu thô: tăng 97,6%
- Than đá: tăng 113,5%
- Khí LNG: tăng 58,8%
Ngoài ra, chi phí quảng cáo mà các công ty Nhật Bản phải chi trả cho các trang web tìm kiếm ở nước ngoài đã tăng lên đáng kể, đồng thời do dịch bệnh Covid-19 chưa có hồi kết nên lượng du khách đến Nhật Bản cũng tiếp tục sụt giảm. Điều này đã khiến cán cân dịch vụ thâm hụt 4.796 tỷ yên đẩy mức thâm hụt thêm 35,5% so với năm 2020 và đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2002.
Tài sản ròng cán cân tài chính thặng dư hơn 9 nghìn tỷ yên
Cán cân thu nhập cơ bản thể hiện các khoản lợi nhuận như cổ tức liên quan đến lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, đạt thặng dư 21.588,3 tỷ yên, cao hơn năm trước gần 15%. Điều này là do một vài công ty trong nước nhận được khoản chi trả cổ tức lớn từ khoản đầu tư vào cổ phiếu của các hãng vận tải biển nước ngoài, và nó đã bù đắp cho sự thâm hụt trong cán cân thương mại.
Tài sản ròng tăng thêm 9.914,2 tỷ yên trong “cán cân tài chính” nhờ việc “đầu tư trực tiếp”. Trong đó, việc các doanh nghiệp trong nước mua lại các doanh nghiệp ở nước ngoài đã góp phần tăng tài sản của lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lên hơn 12 nghìn tỷ yên.
Mặt khác, đầu tư chứng khoán tiếp tục thâm hụt hơn 16 nghìn tỷ yên, đây là năm thứ 2 liên tiếp lĩnh vực đầu tư chứng khoán trong cán cân tài chính bị thâm hụt.
Theo: Bộ Tài chính