Thuế sẽ được tính như thế nào sau khi bán vàng ở Nhật Bản

Postdate: 4467 lượt xem

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tỷ lệ lạm phát ở nhiều quốc gia trên Thế giới tăng cao, kèm theo cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã thúc đẩy giá vàng tăng mạnh. Tính tại thời điểm hiện tại(tháng 4 năm 2022) giá vàng đã tăng gần gấp đôi so với 10 năm trước và tăng gần 5 lần so với 20 năm trước. Trên thực tế, khi giá vàng tăng vọt sẽ xuất hiện nhiều người có ý muốn bán những số vàng đã tích trữ được trong quá khứ để chốt lời. Vậy khi bán vàng ở Nhật, mức thuế thu nhập sẽ được tính như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này trước khi bắt tay vào đầu tư nhé!

1. Lợi nhuận sau khi bán vàng sẽ được tính vào mục “Lãi về vốn” và đánh thuế tổng hợp

Cũng giống như chứng khoán hay bất động sản, thông thường lợi nhuận từ vàng sẽ được liệt kê vào mục “譲渡所得 = Thu nhập chuyển nhượng” hay còn gọi là “Lãi về vốn”. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tần suất và nội dung giao dịch, mục thu nhập này có thể được phân loại là “thu nhập lặt vặt = 雑所得” hoặc “thu nhập từ kinh doanh = 事業所得” thay vì lãi về vốn.

thuế bán vàng ở nhật
Thuế sau khi bán vàng ở Nhật(Photo by Zlaťáky.cz on Unsplash)

Lưu ý rằng, các khoản thu nhập từ việc giao dịch hay chuyển nhượng bất động sản, chứng khoán và vàng sẽ được liệt kê vào mục “Lãi về vốn” nhưng mức thuế suất được áp dụng cho từng hình thức sẽ khác nhau. Khoản lợi nhuận từ việc giao dịch vàng sẽ không bị đánh thuế riêng biệt mà được liệt kê vào mục “Thuế tổng hợp = 総合課税”. Thuế tổng hợp sẽ được tính bằng cách cộng toàn bộ thu nhập như tiền lương, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ bất động sản, thu nhập lặt vặt và các khoản thu nhập khác, sau đó mức thuế suất sẽ được tính dựa trên tổng thu nhập đó.

Sự khác nhau với lợi nhuận chứng khoán và bất động sản

Mặt khác, lợi nhuận thu được từ việc giao dịch bất động sản ở Nhật sẽ được đánh thuế riêng biệt「分離課税」với các khoản thu nhập khác và mức thuế suất sẽ khác nhau tùy thuộc vào thời gian sở hữu hay thời gian đầu tư bất động sản đó. Đại khái khi bán ra bất động sản mà bạn đã sở hữu trên 5 năm sẽ bị áp dụng mức thuế suất 20,315% và nếu thời gian sở hữu dưới 5 năm thì mức thuế suất sẽ cao hơn với 39,63%.

Lợi nhuận thu được từ việc giao dịch chứng khoán ở Nhật cũng được đánh thuế riêng biệt và mức thuế suất 20,315% sẽ được áp dụng. Ngoài ra, các khoản thu nhập từ cổ tức thông thường sẽ được tính vào mục “Thu nhập cổ tức = 配当所得”. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về hệ thống thuế chứng khoán ở Nhật tại bài viết phía trên.

2. Mức thuế suất sẽ khác nhau tùy thuộc vào các khoản thu nhập khác

Như mọi người đã biết, khi làm việc ở Nhật Bản mức thuế suất được áp đặt sẽ tăng lên theo mức thu nhập. Cơ chế này được gọi là “biểu thuế lũy tiến = 累進課税”. Vì vậy, mức thuế suất được áp đặt sau khi bán vàng sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào các khoản thu nhập khác của bạn.

Ví dụ, đối với những người không có thu nhập, nếu bán vàng và thu được lợi nhuận là 100 man yên thì số thuế trong năm đó sẽ gần như bằng 0 vì được xét theo các khoản khấu trừ thu nhập khác như khoản khấu trừ cơ bản【基礎控除】. Mặt khác, nếu các nguồn thu nhập khác hoặc lợi nhuận từ việc bán vàng ở mức hàng chục triệu yên, thì có thể khoản lợi nhuận từ việc bán vàng sẽ bị đánh thuế thu nhập và thuế thị dân tổng cộng với mức thuế suất lên đến 50%.

Ngoài ra, lợi nhuận từ việc bán vàng sau khi cộng với các khoản “lãi về vốn” khác như chứng khoán chẳng hạn, sẽ được hưởng một “khoản khấu trừ đặc biệt = 特別控除” với số tiền là 50 man yên. 

3. Cách tính thuế cụ thể cho lợi nhuận từ việc bán vàng ở Nhật

Như đã giới thiệu ở phần 1, lợi nhuận thu được từ việc bán vàng sẽ được liệt kê vào một trong ba mục “lãi về vốn” hoặc “thu nhập lặt vặt” và “thu nhập từ kinh doanh”. Tuy nhiên, thông thường khoản lợi nhuận này sẽ được liệt kê vào mục “lãi về vốn” và đánh thuế tổng hợp, vì vậy sau đây mình sẽ giới thiệu cách tính thuế cụ thể khi khoản lợi nhuận thu được từ việc bán vàng được liệt kê vào mục này.

Phương pháp tính thu nhập “lãi về vốn” sẽ khác nhau tùy thuộc vào thời gian sở hữu tài sản, thời gian sở hữu tài sản chưa vượt quá 5 năm kể từ ngày mua sẽ được quy vào lãi về vốn ngắn hạn và nếu trên 5 năm thì được quy vào lãi về vốn dài hạn.

3-1. Nếu thời gian sở hữu vàng trong vòng 5 năm 

Mức thuế phải đóng = (Giá bán ra – (Giá mua vào + Chi phí giao dịch) – Khấu trừ đặc biệt) x Thuế suất

Ví dụ, 3 năm trước bạn mua 100gr vàng miếng với giá 100 man yên và năm nay bạn bán nó ra với giá 200 man yên thì khoản lợi nhuận mà bạn sẽ bị đánh thuế rơi vào 50 man yên. Sau đó mức thuế suất sẽ được áp đặt lên khoản lợi nhuận này. Nếu thuế suất là 20,315% thì số thuế mà bạn phải đóng là khoảng 10 man yên.

Tiền thuế = (2.000.000 – (1.000.000 + 16.500) – 500.000) x 20,315% = 98.223 yên

3-2. Nếu thời gian sở hữu vàng trên 5 năm 

Mức thuế phải đóng = ((Giá bán ra – (Giá mua vào + Chi phí giao dịch) – Khấu trừ đặc biệt) x 0,5)  x Thuế suất

Tiếp tục với ví dụ trên, nếu 10 năm trước bạn mua 500gr vàng miếng với giá 100 man yên và năm nay bạn bán nó ra với giá 200 man yên thì khoản lợi nhuận mà bạn sẽ bị đánh thuế rơi vào 25 man yên. Sau đó mức thuế suất sẽ được áp đặt lên khoản lợi nhuận này. Nếu thuế suất là 20,315% thì khoản thuế mà bạn phải đóng là khoảng 5 man yên.

Tiền thuế = ((2.000.000 – 1.000.000 – 500.000) x 0,5) x 20,315%

Đối với các công ty giao dịch vàng tại Nhật, nếu bạn giao dịch với khối lượng 500gram trở lên sẽ được miễn phí giao dịch, do đó tại ví dụ này mình đã lược bỏ phần phí giao dịch 1,65%.

Tóm tắt

Trên đây, mình đã giới thiệu với mọi người về cơ chế và cách tính thuế cho khoản lợi nhuận thu được từ việc bán vàng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với các khoản đầu tư vàng bằng hình thức tích trữ thì sẽ khác hơn một chút vì khoản lợi nhuận phải đóng thuế sẽ được tính theo phương pháp trung bình giá, nếu muốn biết thêm chi tiết hãy tham khảo bản giải thích của Cục thuế tại đây.

5/5 - (1 bình chọn)

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ngân hàng nhật bản tăng lãi suất

Ngân hàng Nhật Bản BoJ tăng lãi suất sau 17 năm

Vào ngày 19 tháng 3, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã chính thức quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm và chấm dứt chính sách nới lỏng quy mô lớn.

nợ công nhật bản

Nợ công Nhật Bản tăng cao kỷ lục 7 năm liên tiếp

Kết thúc năm tài khoá 2022, tổng dư nợ công của của Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm thứ 7 liên tiếp với 1,27 triệu tỷ yên.

chứng khoán dành cho người mới

Chứng khoán Nhật Bản P1: Dành cho người mới, bắt đầu từ số 0

Thông tin căn bản về đầu tư chứng khoán dành cho những người mới muốn bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán ở Nhật Bản.

ngân hàng online ở nhật

Các ngân hàng online hàng đầu ở Nhật Bản: Tiện lợi và An toàn

Việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng online khi ở Nhật Bản, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, chi phí và quản lý dòng tiền dễ dàng hơn.

Giá căn hộ mới ở Nhật Bản cao hơn thu nhập 10 lần

Giá căn hộ mới ở Nhật Bản vượt hơn 10 lần thu nhập người dân

Giá bán căn hộ chung cư mới ở Nhật Bản đang tăng với tốc độ vượt xa mức tăng thu nhập, khiến việc sở hữu nhà trở thành một giấc mơ xa vời.

Chào các bạn! Mình là Ain, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã học tập và làm việc ở Nhật hơn 10 năm, hiện nay đang làm công việc tự do chủ yếu liên quan đến Fintech. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người!

error: Xin đừng copy em !!!
S