Cán cân thương mại Nhật Bản đã thâm hụt 21,7 nghìn tỷ yên (khoảng 161 tỷ đô la Mỹ) trong năm tài khóa 2022, do ảnh hưởng trực tiếp bởi giá tài nguyên tăng mạnh và sự mất giá của đồng yên. Đây là năm thâm hụt thương mại thứ hai liên tiếp và cũng là mức thâm hụt lớn nhất từ trước đến nay ở Nhật Bản.
Theo báo cáo thống kê thương mại do Bộ tài chính công bố vào sáng ngày 20/4, cán cân thương mại Nhật Bản đã ghi nhận mức thâm hụt kỷ lục 21.728 tỷ yên trong năm tài khóa 2022 (từ 1/4/2022 – 31/3/2023). Cho đến nay, mức thâm hụt lớn nhất là vào năm tài khóa 2013 (13,7 nghìn tỷ yên), khi nhập khẩu nhiên liệu tăng do các nhà máy điện hạt nhân đóng cửa sau trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản. Sau đó, cán cân thương mại Nhật bản đã ở trong màu đỏ trong hai năm liên tiếp trên cơ sở hàng năm.
Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều cao kỷ lục
Theo thống kê, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng 15,5% so với năm trước lên 99 nghìn tỷ yên. Mặt khác, nhập khẩu tăng mạnh hơn với 32,2% lên 121 nghìn tỷ yên.
Xuất khẩu
Xét theo danh mục sản phẩm, xuất khẩu ô tô tăng trưởng 28% lên 13,7 nghìn tỷ yên. Có khoảng 5 triệu chiếc xe được bán ra nước ngoài, trong đó xuất khẩu xe ô tô gia đình tăng trưởng 28,9% lên 12 nghìn tỷ yên và xuất khẩu xe tải, xe bus tăng trưởng 20,7% lên 1,6 nghìn tỷ yên.
Ngoài ra, xuất khẩu khoáng sản tăng trưởng mạnh mẽ với 83,9% với giá trị khoảng 2 nghìn tỷ yên, máy móc tăng trưởng 12,3% lên 19 nghìn tỷ yên và điện máy cũng tăng trưởng 9% lên 17 nghìn tỷ yên.
Mặt hàng | Giá trị (triệu yên) |
Tăng trưởng (%) |
|
Thực phẩm | 1.159.041 | 14.7 | |
Nguyên liệu thô | 1.594.039 | 9.1 | |
Khoáng sản | 2.269.270 | 83.9 | |
Hóa chất | 11.686.777 | 7.3 | |
|
Hợp chất hữu cơ | 2.187.161 | 5.2 |
Dược phẩm | 1.161.266 | 24.2 | |
Nhựa | 3.055.907 | 0.7 | |
Nguyên vật liệu | 11.890.048 | 13.8 | |
|
Thép | 4.762.942 | 15.1 |
Kim loại phi sắt | 2.491.812 | 16.7 | |
Kim loại | 1.345.467 | 4.2 | |
Dệt, vải | 776.999 | 12.7 | |
Khoáng phi kim loại | 1.005.127 | 9.2 | |
Cao su | 1.122.111 | 22.7 | |
Giấy | 353.585 | 6.9 | |
Máy móc, động cơ | 19.011.421 | 12.3 | |
Thiết bị điện | 17.231.298 | 9.2 | |
Phương tiện nói chung | 19.752.773 | 21.8 | |
|
Ô tô | 13.735.184 | 28 |
Phụ tùng ô tô | 3.731.114 | 2.1 | |
Xe máy | 444.041 | 44.3 | |
Khác | 14.631.812 | 22.9 | |
Tổng kim ngạch xuất khẩu | 99.226.479 | 15.5 |
Xét theo khu vực, xuất khẩu sang châu Á tăng trưởng 15,5% với giá trị 55 nghìn tỷ yên, mặc dù bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách Zero-Covid nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng 1,3% lên 18,5 nghìn tỷ yên. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 21,3% lên 18,7 nghìn tỷ yên và tăng trưởng 20,8% lên 11 nghìn tỷ yên đối với EU. Do một vài biện pháp hạn chế áp đặt lên Nga, nên kim ngạch xuất khẩu sang Nga đã giảm 39,8% trong năm tài khóa 2022.
Nhập khẩu
Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt mức cao kỷ lục, nhưng do ảnh hưởng của giá tài nguyên tăng cao và đồng yên mất giá, đã khiến kim ngạch nhập khẩu tăng vọt. Trong năm tài khóa 2021, tỷ giá hối đoái trung bình là ¥111.91 = $1 nhưng trong năm tài khóa 2022, đồng yên đã trượt giá mạnh xuống còn ¥135.05 = $1.
Mặt hàng | Giá trị (triệu yên) |
Tăng trưởng (%) |
|
Thực phẩm | 9.642.243 | 23.4 | |
|
Hải sản | 1.980.670 | 24.2 |
Thịt | 1.921.412 | 17.5 | |
Ngũ cốc | 1.509.475 | 37.5 | |
Rau | 722,506 | 30.1 | |
Hoa quả | 638.435 | 10.1 | |
Nguyên liệu | 8.032.407 | 8.7 | |
Gỗ | 483,451 | 0.5 | |
Kim loại phi sắt | 2.499.544 | 17.7 | |
Đá quặng | 1.699.231 | -19 | |
Đậu tương | 373,245 | 59.1 | |
Nhiên liệu | 35.192.416 | 77 | |
Dầu thô | 13.693.243 | 70.8 | |
Dầu khoáng PSO | 2.917.455 | 25.8 | |
Petrol | 2.183.483 | 23.1 | |
Khí LNG | 8.892.328 | 77.6 | |
Khí LPG | 1.034.935 | 24.8 | |
Than củi | 8.580.572 | 139.5 | |
Than tổng hợp | 5,515,503 | 166.7 | |
Hóa chất | 13,121,633 | 21.4 | |
Nguyên vật liệu | 10.135.096 | 13.5 | |
Thép | 1.474.642 | 22.6 | |
Kim loại phi sắt | 3,124,824 | -0.2 | |
Kim loại | 1.618.687 | 17.5 | |
Dệt, vải | 1.275.608 | 23.2 | |
Vật liệu phi kim loại | 797,923 | 14.2 | |
Đồ gỗ | 1.051.486 | 27 | |
Máy móc, động cơ | 9.540.156 | 21.1 | |
Thiết bị điện | 17.698.873 | 23.9 | |
Xe cộ | 3,545,876 | 9.3 | |
Ô tô | 1.595.882 | 20.2 | |
Phụ tùng ô tô | 1.047.494 | 24.5 | |
Hàng không | 415.95 | -35.4 | |
Khác | 14.046.264 | 25 | |
Tổng kim ngạch nhập khẩu | 120.954.964 | 32.2 |
Về nguyên liệu nói chung, mặc dù trên cơ sở khối lượng không tăng hoặc giảm đi nhưng trên cơ sở giá trị thì tất cả đều tăng và chiếm 29,1% trong tổng nhập khẩu. Cụ thể, dầu thô tăng 6,8% trên cơ sở khối lượng nhưng tăng 70,8% trên cơ sở giá trị lên gần 13,7 nghìn tỷ yên. Dầu Petrol cũng tăng 23,1% trên cơ sở giá trị lên 2 nghìn tỷ yên, mặc dù giảm 11,6% trên cơ sở giá trị.
Ngoài ra, nhập khẩu thực phẩm nói chung cũng tăng mạnh 23,4% lên 9,6 nghìn tỷ yên, đặc biệt là các sản phẩm ngũ cốc tăng 37,5% so với năm trước.
Có nhiều quan điểm cho rằng nhập khẩu sẽ tiếp tục vượt xuất khẩu trong tương lai và dự kiến trong năm tài khóa 2023, Nhật Bản sẽ tiếp tục thâm hụt thương mại với giá trị khoảng 15 nghìn tỷ yên.
Data: Trade Statistics of Japan