Văn hóa công sở cơ bản nhất ở Nhật Bản: ビジネスマナー

Update: 5032 lượt xem

Nhật Bản – xứ sở anh đào không chỉ nổi tiếng về giàu có mà còn là quốc gia có nhiều nghi lễ và phép tắc ứng xử tuyệt với, khiến cả Thế giới phải kính nể. Một trong số đó, văn hóa công sở (ビジネスマナー) là một phép tắc rất quan trọng mà chúng ta nên học hỏi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là những người muốn làm việc ở Nhật. Văn hóa công sở Nhật Bản có rất nhiều quy tắc và quy định, bao gồm cả các quy định về trang phục, thái độ, ngôn ngữ và cách giao tiếp trong công việc.

văn hoá công sở nhật bản
Văn hoá công sở ở Nhật Bản

Các nhà tuyển dụng nhân sự ở Nhật không chỉ lấy trình độ chuyển môn mà họ còn sử dụng văn hóa công sở để làm chỉ tiêu xét duyệt, thước đo đạo đức của ứng cử viên trong công ty. Nếu trình độ chuyên môn của bạn có giỏi như thần đồng mà bạn không biết và không tuân thủ các quy tắc tối thiểu trong văn hóa công sở thì thật khó để bạn tồn tại bền vững ở đất nước này. Một thành ngữ rất lâu đời và thấm thía ở Việt Nam mình muốn nhắc đến đó là “Nhập gia tùy tục – 郷に入って郷に従え“.

Văn hóa công sở ở Nhật Bản là gì? ビジネスマナーとは?

Văn hóa công sở (ビジネスマナー) là một nghi thức ứng xử giúp chúng ta có thể làm việc thoải mái và suôn sẻ với nhiều người trong xã hội nói chung và môi trường công sở nói riêng. Bằng cách chú trọng và thực hiện tốt văn hóa công sở chúng ta sẽ có thể xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt, công việc trôi chảy hơn.

Ngược lại, nếu bạn bỏ qua nghi thức này bạn sẽ để lại ấn tượng xấu, thậm chí bị mất lòng tin từ đồng nghiệp hoặc đối tác hay khách hàng. Mà mất lòng tin thì tương đương với mất nhiều thứ và sẽ rất khó để nhận lại nó.

4 nghi thức tối thiểu trong “văn hoá công sở ở Nhật Bản”

Ông cha ta có câu : “Tiên học lễ, hậu học văn“. Đây là một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu sắc, nhằm khuyên răn con người nên học cách cư xử, đối nhân xử thế trước rồi sau đó mới bàn tới việc học hỏi những kiến thức văn hóa.

Văn hóa công sở ở Nhật Bản có rất nhiều nghi thức, nhưng sau đây mình sẽ giải thích 4 nghi thức tối thiểu nhất mà ai trong chúng ta cũng nên lý giải và áp dụng nó.

  • Chào hỏi 挨拶する
  • Tuân thủ thời gian 時間を守る
  • Quy tắc HORENSO 報・連・相
  • Sử dụng ngôn từ(lời ăn tiếng nói) 言葉遣い

1. Chào hỏi 挨拶する

Người Nhật rất coi trọng việc Chào hỏi (あいさつ) vì chào hỏi không chỉ thể hiện nhân cách, đạo đức của con người mà còn là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ. Không ai muốn mình bị người khác đánh giá là thiếu đạo đức, vì tiêu chuẩn cao nhất để nhận định giá trị của con người là đạo đức. Vậy văn hóa chào hỏi ở Nhật như thế nào ?

「挨拶」とは心を開いて相手に近づく
「あいさつ」とはこころをひらいてあいてにちかづく

Giọng nói 声

Không chỉ trong công sở mà trong cuộc sống hàng ngày chào hỏi một cách niềm nở, vui vẻ sẽ tạo được thiện cảm tốt với người đối diện. Nếu tiếng Nhật của bạn chưa được tốt thì nên phát âm rõ ràng, chậm rãi không việc gì phải vội.

Tư thế chào hỏi 姿勢

Tư thế chào hỏi thể hiện lòng kính trọng của mình đối với đối phương. Khi gặp đối tác,cấp trên hay những người lớn tuổi hơn thì phải cúi đầu chào hỏi. Các tư thế chào hỏi trong văn hóa công sở như sau.

văn hóa công sở ở nhật
Văn hóa công sở ở Nhật
  • 会釈(えしゃく):Cúi người khoảng 15 độ,mắt nhìn vào đối phương trong vòng 1-2 giây và tay xếp dọc bên hông. Dùng khi gặp cấp trên hay đồng nghiệp ở trong công ty.
  • 敬礼(けいれい):Cúi người khoảng 30 độ,mắt nhìn vào đối phương trong vòng 2-3 giây và tay xếp dọc bên hông. Dùng khi đi đến công ty của khách hàng,hay đi đón và tiễn đối tác cũng như khi trao đổi danh thiếp.
  • 最敬礼(さいけいれい):Cúi người khoảng 45 độ,mắt nhìn vào đối phương trong vòng 3 giây và tay xếp dọc bên hông. Dùng khi nhờ vả,tỏ lòng biết ơn hay thành thật xin lỗi,cũng như khi gặp các đối tác quan trọng.

2. Tuân thủ thời gian 時間を守る

Ở Nhật Bản, những người thường xuyên đi muộn, hay không tuân thủ thời hạn thì sẽ đánh mất lòng tin với đối phương. Ngay cả khi bạn có làm việc tốt đến mấy nhưng không đúng hẹn thì bạn sẽ tự hạ thấp giá trị bản thân của mình.

Do đó, dù trong công việc hay riêng tư, người Nhật đã tự thiết lập thói quen “tuân thủ thời gian” để xây dựng lòng tin cho các mối quan hệ. Tính đúng giờ đã được xem là một nguyên lý chủ chốt cho những bước tiến của Nhật Bản từ một đất nước nông nghiệp trở thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Đặc biệt trong văn hóa công sở, chúng ta luôn ý thức nên đến sớm hơn dự kiến khoảng 10 phút để có thời gian chuẩn bị.v.v.

3. Quy tắc HORENSO 報・連・相

Ho-Ren-So được rút gọn của 3 chữ 報告(Hokuku)・連絡(Renraku)・相談(Sodan), mang ý nghĩa là Báo cáo – Liên lạc -Trao đổi. Horenso được hiểu như công cụ giao tiếp trong công sở được áp dụng nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu quả giao tiếp và nâng cao hiệu suất làm việc.

  • 報告(Hokoku): có nghĩa là phải thường xuyên báo cáo với cấp trên về tiến độ công việc,những sự cố phát sinh hay những vấn đề đã được khắc phục giải quyết.
  • 連絡(Renraku): là thông báo nội dung thông tin một cách đơn giản cho những người có liên quan.Trình tự liên lạc không phân biệt cấp bậc, ai cũng có thể là người liên lạc hoặc được liên lạc.
  • 相談(Sodan): là sự bàn bạc, thảo luận với mọi người khi có sự cố hoặc gặp vấn đề khó để tất cả cùng đưa ra hướng giải quyết tốt nhất .

4. Sử dụng ngôn từ (lời ăn tiếng nói) 言葉遣い

Trong công việc,đặc biệt là môi trường công sở, người Nhật thường sử dụng kính ngữ (敬語) để bày tỏ sự quý mến, tôn kính đối với người khác. Trong Tiếng Nhật, kính ngữ được chia làm 3 loại như sau.

  • Tôn kính ngữ (尊敬語-そんけいご): dùng để bày tỏ thái độ kính trọng của người nói với đối phương. Tôn kính ngữ được sử dụng khi diễn đạt lại hành động, trạng thái của người cấp trên hay người có vị trí trên mình..
  • Khiêm nhường ngữ (謙譲語-けんじょうご): Khiêm nhường ngữ dùng trong trường hợp người nói nói về hành động của bản thân để bày tỏ thái độ khiêm nhường cũng như thể hiện sự tôn trọng với đối phương.
  • Thể lịch sự (丁寧語-ていねいご):là những từ ở thể [です] [ます] [ございます] . Có thể sử dụng rộng rãi để thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp.

Tổng kết

Trên đây mình chỉ mới giới thiệu những nghi tắc tối thiếu nhất trong văn hóa công sở ở Nhật Bản, ngoài ra còn có vô số các nghi thức khác như: trao đổi danh thiếp, nghe điện thoại ,v.v. Đối với những bạn sinh viên mới ra trường (新卒) khi vào công ty các bạn sẽ được nhận bộ sách ビジネスマナー nên hãy học thật kỹ nhé.

Trong môi trường công sở hay ngoài xã hội, nếu chúng ta vận dụng tốt những nghi thức văn hóa công sở thì sẽ giúp mọi người gần nhau hơn. Chúng ta nên thực hành thường xuyên cho đến khi nhuần nhuyễn, trở thành thói quen để tạo thiện cảm trong lòng mọi người.

Nếu thấy bài viết có ích hãy Chia Sẻ cho bạn bè cùng biết nhé ! Đừng quên theo dõi Fanpage để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

công ty lương cao nhất nhật bản

Top 50 công ty có mức lương cao nhất Nhật Bản

Top 50 công ty có mức lương cao nhất tại Nhật Bản, từ các tập đoàn công nghệ đa quốc gia đến các công ty sản xuất, tài chính và dịch vụ.

cân bằng việc học và làm thêm

DU HỌC NHẬT BẢN:Bí quyết cân bằng giữa việc học và làm thêm

Trong tâm trí của nhiều người, được đi “DU HỌC”, được ra nước ngoài chắc chắn sẽ có cuộc sống sung túc với mức thu nhập cao ngất ngưỡng. Nhưng thực chất rất vất vả về mặt tinh thần lẫn thể chất.

viết email bằng tiếng nhật khi đi làm muộn

Cách viết email bằng tiếng Nhật khi đi làm muộn

Những thành phố lớn của Nhật Bản,tàu điện thường xuyên bị muộn khiến bạn gặp khó khăn. Hãy bình tĩnh đừng lo lắng,chúng mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách viết email bằng tiếng Nhật khi đến muộn do sự cố.

sách tài chính ở nhật

Giới thiệu 2 cuốn sách căn bản về tài chính ở Nhật

Bài viết này mình sẽ giới thiệu với mọi người 2 cuốn sách về lĩnh vực tài chính, kế toán hay và dễ hiểu nhất ở Nhật mà mình từng đọc.

viết đơn xin nghĩ việc bằng tiếng Nhật

Cách viết đơn xin thôi việc ở Nhật Bản

Nếu bạn đang băn khoăn, thắc mắc không biết cách viết đơn xin nghỉ việc bằng tiếng Nhật như thế nào hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho mình.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!