Cán cân thương mại Nhật Bản thâm hụt 3 năm liên tiếp, xuất khẩu ô tô tăng mạnh

Postdate: 467 lượt xem

Theo thống kê thương mại sơ bộ cho năm tài khoá 2023 (4/2023 – 3/2024) do Bộ Tài chính công bố vào sáng ngày 17, cán cân thương mại của Nhật Bản tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Đây là năm thâm hụt thứ 3 liên tiếp với mức thâm hụt gần 6 nghìn tỷ yên. Tuy nhiên, do giá nguyên liệu thô giảm và xuất khẩu tăng trưởng mạnh nên mức thâm hụt đã được thu hẹp so với mức thâm hụt kỷ lục ghi nhận vào năm tài khoá 2022 trước đó.

cán cân thương mại nhật bản

Tính theo khu vực, cán cân thương mại với Mỹ tăng mạnh mẽ 37,8% lên hơn 9 nghìn tỷ Yên, chủ yếu nhờ vào các mặt hàng ô tô và các loại máy móc công nghiệp. Mặt khác, cán cân thương mại với Trung Quốc thâm hụt gần 6 nghìn tỷ yên vì ảnh hưởng chính sách cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản của Trung Quốc trong năm 2023.

Xuất khẩu đạt kỷ lục nhờ đồng Yên yếu

Theo dữ liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng 3,7% lên 102,9 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 670 tỷ USD) trong năm tài khoá 2023. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay ở Nhật Bản. Kết quả này có được nhờ xuất khẩu ô tô tăng trưởng mạnh mẽ vốn được thúc đẩy bởi tác động của đồng Yên yếu.

Năm 2020, xuất khẩu của Nhật Bản giảm do thương mại toàn cầu suy giảm ở giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, nhưng sau đó đã phục hồi mạnh mẽ trong các năm từ 2021 đến 2023.

thương mại nhật bản 2023
Xuất khẩu hàng hoá ở Nhật Bản trong năm tài khoá 2023

Xét về các mặt hàng hoá, xuất khẩu ô tô tăng trưởng mạnh mẽ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu nước này với giá trị 24,5 nghìn tỷ yên (tăng trưởng 23,9%). Ngược lại, các mặt hàng hoá khác có xu hướng giảm hơn so với năm ngoái.

Xem thêm: 10 Ô TÔ BÁN CHẠY NHẤT Ở NHẬT NĂM 2023

Xét theo khu vực quốc gia, xuất khẩu sang các nước châu Á đạt giá trị lớn nhất với 53 nghìn tỷ yên, trong đó Trung Quốc chiếm phần lớn với 18 nghìn tỷ yên. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã giảm đến tháng 11/2023 do kinh tế Trung Quốc giảm tốc và Bắc Kinh áp lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản. Tuy nhiên, xuất khẩu sang châu Á giảm 3,2% trong năm tài khoá 2023. Mặt khác, xuất khẩu sang Bắc Mỹ (bao gồm Mỹ và Canada) tăng trưởng 13,2% lên 22,5 nghìn tỷ yên trong năm tài khoá 2023.

Nhập khẩu giảm nhờ giá nguyên liệu giảm

Tổng giá trị nhập khẩu giảm 10,3% xuống 108,8 nghìn tỷ yên trong năm tài khoá 2023. Mặc dù trên thị trường ngoại hối, giá Yên tiếp tục giảm nhưng tổng giá trị nhập khẩu Nhật Bản đã lần đầu tiên giảm sau 3 năm nhờ tác động của việc giá nhiên liệu thô giảm. Theo Bộ tài chính, trong năm tài khoá 2023 tỷ giá hối đoái là 143.79 yên đổi lấy 1 đô la, đồng Yên đã tiếp tục suy yếu so với năm tài khoá 2022 (USD/JPY = 135.05).

Nhập khẩu Nhật Bản trong năm tài khoá 2023

Xét theo sản phẩm hàng hoá, giá trị nhập khẩu các loại nhiên liệu thô như dầu, khí lỏng LNG giảm mạnh 26,4% xuống 26 nghìn tỷ yên. Cùng với đó, các mặt hàng khác như dược phẩm, hoá học, thực phẩm hay nguyên liệu cũng có xu hướng giảm so với năm trước đó.

Mặt khác, mặc dù đồng Yên tiếp tục trượt giá nhưng người dân Nhật Bản vẫn mua xe ô tô nhập khẩu với hơn 310 nghìn chiếc trong năm tài khoá 2023. Chính vì vậy, giá trị nhập khẩu ô tô trong năm 2023 đã tăng 22,4% so với năm trước.

Tính theo khu vực, trong năm tài khoá 2023 Nhật Bản đã nhập khẩu từ các nước châu Á nhiều nhất với giá trị 51,5 nghìn tỷ Yên, trong đó từ Trung Quốc chiếm 21 nghìn tỷ Yên. Nhìn chung, giá trị nhập khẩu trong năm tài khoá 2023 đều giảm, đặc biệt giảm mạnh từ các nước Trung Đông hay Nga.

Lo ngại thâm hụt thương mại quay trở lại

Hiện tại, trên thị trường ngoại hối đồng Yên đang mất giá tới mức 154 yên đổi lấy 1 đô la, cao hơn mức trung bình của năm tài khoá 2023. Cùng với đó, tình hình chiến sự ở Trung Đông ngày càng trở nên căng thẳng với việc Iran thực hiện các cuộc tấn công trả đũa Israel và điều này có thể tác động đến giá nhiên liệu thô trong tương lai, đặc biệt là giá dầu và khí LNG. Vì vậy, có nhiều nguy cơ cán cân thương mại ở Nhật Bản sẽ tăng mức thâm hụt trở lại, trong năm 2024.

Data: Trade Statistics of Japan

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

cpi tháng 8 2021 nhật bản

CPI tháng 8 năm 2021 của Nhật Bản bằng với năm ngoái

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), không tính mặt hàng thực phẩm tươi sống, trong tháng 8năm 2021 của Nhật Bản đã ngưng giảm và bằng với chỉ số cùng kỳ năm ngoái.

thống đốc mới của boj

Nhật Bản bổ nhiệm ông Kazuo Ueda làm thống đốc mới của BOJ

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định bổ nhiệm ông Kazuo Ueda một nhà kinh tế học làm thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản “BoJ”.

chiến dịch myna point lần 2

Giải thích chiến dịch tặng Myna point lần 2 khi sở hữu thẻ My Number

Kể từ tháng 1 năm 2022, chiến dịch “Myna point lần 2” đã bắt đầu và số point mà những người sở hữu thẻ My Number có thể được nhận lên tới 2 man yên.

doanh nghiệp nhật tỷ giá

Đồng Yên yếu, doanh nghiệp Nhật Bản kiếm 2000 tỷ yên nhờ tỷ giá

Hàng loạt doanh nghiệp Nhật Bản hưởng lợi lớn nhờ việc đồng Yên mất giá, 20 công ty lớn sẽ thu thêm 2 nghìn tỷ yên nhờ chênh lệch tỷ giá.

nhân viên honda nghỉ hưu sớm

Hơn 2000 nhân viên của Honda nghỉ hưu sớm vì làn sóng EV

Honda cho biết có hơn 2000 nhân viên trên 55 tuổi đã xin nộp đơn nghỉ hưu sớm, khi mà nhà sản xuất ô tô này đang tập trung chuyển đổi sang xe ô tô điện.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!