Chứng khoán Nhật Bản P4: Kỹ năng phân tích cơ bản

Update: 13117 lượt xem

phân tích cơ bản chứng khoán
Kỹ thuật phân tích cơ bản trong chứng khoán

Phân tích là một kỹ năng cần thiết và quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư. Đối với trường phái đầu tư chứng khoán, kỹ năng phân tích dùng để đầu tư gồm có hai loại, đó là : phân tích cơ bản(fundamental)phân tích kỹ thuật(technical). Bài viết này mình sẽ chia sẻ một vài thông tin liên quan cũng như kinh nghiệm phân tích cơ bản trong chứng khoán, có thể nó sẽ có ích với những người mới bắt đầu.

Phân tích cơ bản trong chứng khoán là gì?

Phân tích cơ bản(Fundamental Analytics) là phương pháp phân tích dựa trên tình hình tài chínhhiệu quả kinh doanh của công ty, để đánh giá và nhận định giá trị nội tại so với thị trường.

  • Phân tích cơ bản: ファンダメンタル分析
  • Tình hình tài chính: 財務状況
  • Hiệu quả kinh doanh(hoặc kết quả HĐKD): 業績
  • Giá trị nội tại: 本質的価値

Nghe có vẻ hơi viễn vong nhưng có thể hiểu mục đích của phân tích cơ bản là “để định giá cổ phiếu“, “để tính toán rủi ro tín dụng” của một công ty nào đó. Hay nói cách khác, phân tích cơ bản là đánh giá xem “giá cổ phiếu hiện tại là rẻ hay đắt so với giá trị nội tại của công ty và liệu công ty có tiềm năng phát triển trong tương lai hay không?” .

Ưu điểm của phân tích cơ bản

Những lợi ích mà phân tích cơ bản mang lại cho chúng ta như sau:

  • Có thể dự đoán và biết trước thời điểm có khả năng xảy ra biến động giá, chẳng hạn như ngày công bố báo cáo tài chính.
  • Có thể dễ nắm bắt vấn đề rủi ro tín dụng trung và dài hạn.
  • Xác định xu hướng tăng trưởng trong dài hạn.
  • Phân loại và đánh giá chính xác giá trị chứng khoán.
  • Ít phải chịu ảnh hưởng của biến động giá cổ phiếu trong thời gian ngắn hạn.

Nhược điểm của phân tích cơ bản

Ngoài năm ưu điểm trên, phân tích cơ bản cũng có những mặt trái như sau:

  • Tốn thời gian và công sức, đặc biệt là những người mới bắt đầu.
  • Hiệu quả kinh doanh tốt không có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ tăng.

Các chỉ số dùng để phân tích cơ bản

Ở bài viết trước mình đã giải thích các mục cơ bản trong báo cáo tài chính, nhưng trên thực tế việc chỉ so sánh doanh thu và lợi nhuận là chưa chắc chắn cho việc đưa ra các quyết định đầu tư như định giá quá cao hoặc định giá thấp.

các chỉ số phân tích cơ bản trong chứng khoán
Các chỉ số sử dụng để phân tích cơ bản trong chứng khoán(Image: photoac)

Theo nguyên tắc chung, thay vì đánh giá giá trị của một cổ phiếu đơn lẻ, việc phải phân tích, so sánh đối chiếu nó với các cổ phiếu cùng ngành và quy mô là quan trọng hơn hết. Có rất nhiều chỉ số và giá trị khác nhau được sử dụng trong phân tích cơ bản, điển hình là các chỉ số sau.

  • EPS(Earnings Per Share): 1株当たりの純利益
  • PER(Price Earnings Ratio): 株価収益率
  • PBR(Price Book-Value Ratio): 株価純資産倍率
  • ROE(Return on Equity): 自己資本利益率
  • ROA(Return on Asset): 総資産利益率
  • Current Ratio: 流動比率
  • Equity Ratio: 自己資本比率

1. Chỉ số EPS  

EPS trong tiếng Nhật có tên gọi : 1株当たりの純利益, là chỉ số cho chúng ta biết lợi nhuận sau thuế của một cổ phần(cổ phiếu) là bao nhiêu. Cụ thể hơn, chỉ số EPS cho biết khả năng sinh lợi của công ty trên mỗi cổ phần của cổ đông đóng góp là bao nhiêu.

Nếu giá trị EPS càng cao thì khả năng sinh lời của công ty càng cao, và ngược lại khi giá trị EPS càng thấp thì khả năng sinh lời của công ty cũng thấp theo.

Hiện nay, chỉ số EPS đã được các công ty chứng khoán tính sẵn cho chúng ta, nhưng để an toàn hiểu rõ về giá trị này cũng đừng nên bỏ qua phép tính của EPS.

EPS = 当期純利益 ÷ 発行済み株式数
EPS = Lợi nhuận sau thuế ÷ Tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành

VÍ DỤ

Cùng một thời điểm, 2 công ty A và B đều thu được lợi nhuận sau thuế là 1億円. Tuy nhiên, công ty A chỉ phát hành 100 nghìn cổ phiếu, còn công ty B đã phát hành ra 200 nghìn cổ phiếu.

  • EPS(công ty A) = 1億 yên: 100.000 = 1,000 yên /1 cổ phiếu
  • EPS(công ty B) = 1億 yên: 200.000 = 500 yên /1 cổ phiếu

Qua ví dụ này chúng ta có thể thấy lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty A cao hơn so với công ty B, vì lý do công B phát hành nhiều cổ phiếu hơn.

Ngoài ra, nếu so sánh chỉ số EPS qua các giai đoạn hay chu kỳ kinh tế thì chúng ta cũng có thể nhận biết được rằng tốc độ tăng trưởng của công ty đó ra làm sao.

2. Chỉ số PER 

PER hay P/E trong tiếng Nhật có tên gọi: 株価収益率, là chỉ số quan trọng dùng để định giá cổ phiếu, cho biết giá hiện tại của cổ phiếu có rẻ hơn so với lợi nhuận của công ty hay không. Hay nói cách khác, PER là chỉ số biểu hiện cho công ty phải mất bao nhiêu năm để kiếm được lợi nhuận bằng giá trị vốn hóa thị trường(nếu lợi nhuận không đổi). Điều này cho thấy, khi chỉ số PER thấp thì giá cổ phiếu được định giá rẻ so với lợi nhuận của công ty, và ngược lại khi PER cao thì giá cổ phiếu được định giá cao hơn so với lợi nhuận của công ty.

PER = 株価 ÷ 1株当たり純利益(EPS)
PER = Giá cổ phiếu ÷ Lợi nhuận thu được trên 1 cổ phiếu

Trên thực tế, chỉ số PER không có tiêu chuẩn rõ ràng, nhưng đối với thị trường chứng khoán ở Nhật, chỉ số PER thường dao động trong khoảng 12~15. Trên 15 có thể được đánh giá là cao và dưới 12 được đánh giá là thấp. Phần lớn, chỉ số PER cao thường gắn liền với các công ty có tiềm năng phát triển trong tương lai như(growth), còn PER thấp gắn liền với các công ty có giá trị(value).

Có rất nhiều cách để định giá một cổ phiếu thông qua chỉ số PER chẳng hạn như so sánh với tỷ lệ PER trong quá khứ, hay so sánh PER với các công ty khác cùng ngành nghề. Để xem và so sánh chỉ số PER của công ty so với chỉ số PER của ngành, các bạn có thể xem trong tài khoản chứng khoán Rakuten Shoken hoặc investing.com hoặc yahoo finance.

Lưu ý: chỉ số PER chỉ mang tính chất tương đối, do đó hãy kết hợp với việc quan sát các chỉ số khác để có nhận định đúng đắn hơn.

3. Chỉ số PBR

PBR hay P/B trong tiếng Nhật có tên gọi: 株価純資産倍率, là chỉ số cho thấy giá cổ phiếu có ở mức phù hợp với tài sản ròng(純資産) của công ty hay không. Hay nói cách khác, chỉ số PBR cho nhà đầu tư biết “giá cổ phiếu rẻ như thế nào từ góc độ vốn chủ sở hữu của cổ đông (tài sản ròng) của công ty”.

PBR = 株価 ÷ 1株あたりの純資産(BPS)
PBR = Giá cổ phiếu ÷ Tài sản ròng trên 1 cổ phiếu

PBR được sử dụng như một chỉ dẫn để đánh giá rằng “liệu giá cổ phiếu hiện tại đang được định giá quá cao hay quá thấp so với giá trị tài sản của công ty” . Chỉ số PBR càng thấp thì có thể cho rằng giá cổ phiếu hiện tại đang được định giá rẻ hơn(割安) so với tài sản của công ty và ngược lại. 

Trên thực tế, “PBR = 1” được coi là kim chỉ nam cho mức giá tạo đáy của giá cổ phiếu, vì lúc này giá của phiếu và tài sản ròng trên một cổ phiếu là như nhau. Nói cách khác, tài sản ròng là giá trị tài sản của cổ phiếu, vì vậy nếu công ty có giải thể ngay cả khi PBR là 1 đi chăng nữa, thì về mặt lý thuyết các cổ đông sẽ được “trả lại số tiền tương đương khi đã đầu tư“.

  • Khi PBR>1: Giá cổ phiếu được đánh giá là cao(割高)
  • Khi PBR<1: Giá cổ phiếu được đánh giá là thấp(割安)

Lưu ý về PER và PBR

Đối với các cổ phiếu giá trị ở Nhật, khi chỉ số PER < 15 và PBR bằng khoảng 1, thì sẽ rất được nhiều nhà đầu tư săn đón. Và cuối cùng để đưa ra nhận định đúng đắn, bạn cần phải so sánh với các chỉ số PER và PBR của các công ty khác cùng ngành nghề.

Tóm lại, ít có khả năng xảy ra trường hợp giá cổ phiếu sẽ thấp hơn giá trị tài sản của nó, và việc PBR duy trì liên tục dưới 1 lần là điều bất thường. Do đó, ngay cả khi giá cổ phiếu có rẻ đi chăng nữa, bạn cũng phải cẩn thận khi đầu tư vào các công ty có PBR nhỏ hơn 1.

4. Chỉ số ROE

 ROE trong tiếng Nhật được gọi: 自己資本利益率 , là chỉ số cho thấy một công ty quản lý vốn tự có và tạo ra hiệu quả lợi nhuận như thế nào. Từ góc nhìn đầu tư của các cổ đông, một công ty có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao có thể được đánh giá là “công ty đã sử dụng hiệu quả số tiền mà các các cổ đông đầu tư vào”. Ngược lại, một công ty có tỷ suất lợi nhuận vốn thấp được đánh giá là “công ty có hiệu quả kinh doanh và quản lý hoạt động kém”, do đó việc thu hút các nhà đầu tư trở nên khó khăn.

ROE = (当期純利益 ÷ 自己資本 ) × 100
ROE = (Lợi nhuận sau thuế ÷ Vốn chủ sở hữu) × 100

Nói chung, những công ty có xu hướng tăng trưởng và có chỉ số ROE > 10% duy trí ít nhất trong vòng 3 năm, thì được coi là công ty tốt và được đánh giá là công ty có giá trị đầu tư.Tuy nhiên, các ngành có quy mô đầu tư lớn ở Nhật như sản xuất công nghiệp thường có ROE thấp hơn các ngành khác, có thể ROE dao động từ 5~10%.

Ví dụ

Ví dụ: Công ty A có “vốn của người khác (nợ): 2 tỷ yên, tài sản ròng: 2 tỷ yên, thu nhập ròng: 1 tỷ yên”.Công ty B có “vốn của người khác (nợ): 0 yên, tài sản ròng: 10 tỷ yên, thu nhập ròng: 1 tỷ yên”. 

Khi đó ROE được tính như sau:

  • ROE công ty A: Lợi nhuận ròng 1 tỷ yên ÷ tài sản ròng 2 tỷ yên = 50%
  • ROE công ty B: Lợi nhuận ròng 1 tỷ yên ÷ tài sản ròng 10 tỷ yên = 10%

Nếu chỉ xét riêng về giá trị ROE thì cho thấy công ty A tốt hơn, nhưng ở góc độ đầu tư “công ty B là công ty hoạt động không vay nợ, có tính lành mạnh và giá trị đầu tư cao hơn”. Do đó, ngoài phân tích chỉ số ROE, việc kiểm tra “đòn bẩy tài chính” cũng một một hành động không thể thiếu đối với đầu tư chứng khoán.

5. Chỉ số ROA

ROA trong tiếng Nhật được gọi: 総資本利益率, là chỉ số cho biết tổng tài sản đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROA(%) =( 当期純利益 ÷ 総資産 )× 100
ROA(%) = (Lợi nhuận sau thuế ÷ Tổng tài sản) × 100

Nhìn vào chỉ số ROA, chúng ta có thể thấy “công ty đang sử dụng tổng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận như thế nào, có hiệu quả hay không“. Có thể nói, ROA càng cao chứng tỏ công ty có khả năng tạo ra lợi nhuận càng hiệu quả, tuy nhiên không phải khi nào nó cũng chính xác 100%. Nhìn chung, các công ty có chỉ số ROA > 5 thì có thể được đánh giá là công ty có giá trị đầu tư.

Vì ROA và ROE có mối quan hệ thông qua hệ số nợ, nên cần lưu ý hai trường hợp sau:

  • Nếu ROE cao và ROA thấp thì có nghĩa: Công ty đang có một khoản nợ lớn và có thể có nguy cơ phá sản.
  • Nếu ROE thấp và ROA cao thì có nghĩa: Đòn bẩy tài chính có thể không được sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả.

6. Tỷ số thanh khoản hiện thời Current Ratio

Current Ratio trong tiếng Nhật được gọi: 流動比率, là một chỉ số để đánh giá mức độ an toàn ngắn hạn của công ty từ tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng nợ ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán. Tỷ số thanh khoản hiện thời càng cao thì khả năng thanh toán của công ty càng được tin tưởng và ngược lại.

流動比率=流動資産÷流動負債×100
Tỷ số thanh khoản = (Tài sản lưu động ÷ Nợ ngắn hạn) × 100

Trong đó, tài sản lưu động là tài sản được chuyển hóa thành tiền mặt trong vòng một năm. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm. Các công ty muốn duy trì dòng tiền ổn định, bắt buộc họ phải có tài sản lưu động lớn hơn số nợ ngắn hạn, do đó tỷ số thanh khoản hiện thời ít nhất phải lớn hơn 100%.

Tóm lại, tỷ số thanh khoản hiện thời cho chúng ta biết “Liệu các khoản nợ phải trả trong vòng một năm có được trang trải bằng tài sản lưu động hay không.”

7. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn cổ phần Equity Ratio

Equity Ratio trong tiếng Nhật được gọi : 自己資本比率, là một chỉ số rất quan trọng trong phân tích cơ bản chứng khoán. Thông qua đó, chúng ta có thể biết đươc “mức độ an toàn và sức mạnh tài chính của công ty như thế nào“.

Công thức tính tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn cổ phần rất đơn giản như sau:

自己資本比率=(自己資本 ÷ 総資本)×100
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn cổ phần= (Tổng vốn chủ sở hữu ÷ Tổng vốn cổ phần) × 100

Nếu một công ty có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn thấp nghĩa là công ty đó đang có nhiều nợ như vay ngân hàng. Còn nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản cao đồng nghĩa với họ có nhiều vốn, tức là có nhiều tiền mà không có nghĩa vụ phải trả nợ và khó xảy ra khả năng phá sản trong chu kỳ trung và dài hạn, điển hình đó là 任天堂(7974).

Cụ thể, các công ty lớn ở Nhật thường có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản > 50%, còn các công ty bình thường sẽ dao động trong khoảng 20~49%. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản < 20% thì sẽ rất khó để thu hút các nhà đầu tư, vì mức độ an toàn và tin tưởng của công ty.

Kết luận

Trên đây mình đã tổng hợp và giới thiệu các chỉ số quan trọng sử dụng trong phân tích cơ bản fundamental để xác định giá trị thực của một công ty. Để tìm ra công ty có giá trị để đầu tư, cần phải so sánh các chỉ số trên qua các thời kỳ của công ty để thấy được công ty đang tăng trưởng hay suy thoái. Hơn nữa phải đối chiếu nó với các công ty khác cùng ngành nghề để thấy được “công ty đó có hiệu quả hoạt động ra sao so với mức trung bình của ngành“. 

Tóm lại, phân tích cơ bản trong chứng khoán là quá trình sàng lọc để tìm ra công ty có giá trị để đầu tư, còn phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích để lựa chọn thời điểm để giao dịch. Hy vọng những chia sẻ này sẽ có ích với tất cả những người mới muốn bắt đầu vào thị trường chứng khoán Nhật Bản. Đừng để tiền nằm yên trong túi và hãy đầu tư một cách nghiêm túc để đạt được kết quả tốt nhé !

4.3/5 - (6 bình chọn)

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

cấu trúc thị trường chứng khoán nhật bản

Cấu trúc mới của thị trường chứng khoán Nhật Bản thay đổi như thế nào?

Kể từ tháng 4 năm 2022, cấu trúc thị trường chứng khoán tại Nhật Bản sẽ được thay đổi thành 3 phân khúc thị trường: Prime, Standard và Growth.

Tsumitate NISA là gì?

Chế độ đầu tư miễn thuế Tsumitate NISA là gì? Nên mở tài khoản ở đâu?

Tsuminate(つみたて) NISA là một chế độ đầu tư miễn thuế ở Nhật Bản với thời gian lên tới 20 năm và số tiền đầu tư hàng năm tối đa là 40 man yên.

chứng khoán nhật bản

Chứng khoán Nhật Bản P2: Ba lợi ích hấp dẫn khi đầu tư

Chứng khoán Nhật Bản được đánh giá là kênh thu hút nhiều nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước vì tính linh hoạt,hấp dẫn của nó. 3 lợi ích hấp dẫn nhất khi đầu tư đó là.

ủy thác đầu tư chứng khoán ở Nhật

Ủy thác đầu tư chứng khoán là gì? Ưu và nhược điểm khi đầu tư ở Nhật

Ủy thác đầu tư là một hình thức đầu tư để kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán mà chủ đầu tư chỉ cần việc ủy thác vốn cho các tổ chức(Funds) đầu tư chuyên nghiệp.

shikiho là gì?

Shikiho là gì? Cách đọc Shikiho để phân tích doanh nghiệp ở Nhật

Shikiho là gì? 会社四季報-Kaisha Shikiho là cuốn sách tóm tắt các thông tin cơ bản của các công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán ở Nhật.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!