Quản lý thu chi thông minh với sổ Kakeibo

Update: 1722 lượt xem

quản lý thu chi với kakeibo
Quản lý thu chi với kakeibo

Kakeibo trong tiếng Nhật là 家計簿 được phát minh bởi Hani Makoto vào năm 1904. Kể từ đó, Kakeibo đã đồng hành cùng người Nhật trong suốt quá trình xây dựng và duy trì thói quen chi tiêu thông minh và khoa học. Kakeibo là một cuốn sổ ghi lại chi tiết các khoản thu nhập và chi tiêu của một cá nhân hay một hộ gia đình, vì vậy nó gần giống với báo cáo lưu chuyển tiền tệ(C/S) trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Sổ Kakeibo có thể giúp chúng ta quản lý và hạn chế việc chi tiêu, mua sắm nhiều hơn thu nhập đồng thời tăng cường sức khỏe tài chính gia đình.

Mình đã áp dụng Kakeibo suốt nhiều năm nhưng khoảng thời gian  lúc mới bắt đầu mình đã không gặp ít khó khăn, đặc biệt là tìm kiếm hình thức quản lý phù hợp với bản thân.

Mục đích của việc sử dụng sổ Kakeibo

Trước khi đi vào sử dụng Kakeibo, chúng ta hãy cùng xác nhận lại mục đích của việc sử dụng Kakeibo là gì. Vì nếu không hiểu được mục đích sử dụng của nó thì sẽ không có ý nghĩa gì. 

POINT

Có thể nói mục đích sử dụng Kakeibo của mỗi người khác nhau, nhưng suy cho cùng nó có ba mục đích chính như sau: “nắm bắt tình trạng thu chi”, “cải thiện chi tiêu và tiết kiệm”, “quản lý tài sản”.

1. Nắm bắt tình trạng thu chi

Nếu sử dụng Kakeibo để ghi chép lại các khoản thu nhập hay chi tiêu thì bạn có thể dễ dàng nắm bắt được tình trạng thu chi của mình trong một khoảng thời gian nào đó.

2. Cải thiện chi tiêu và tiết kiệm

Thông qua việc ghi chép lại các khoản thu chi, bạn có thể nhận thấy được các khoản chi tiêu lãng phí, không cân đối với thu nhập. Hay nói cách khác với Kakeibo bạn có thể kiểm soát và cải thiện chi tiêu của mình, chẳng hạn như nhìn vào Kakeibo bạn có thể nhận biết ra nếu sử dụng mạng di động của công ty khác sẽ rẻ hơn so với hiện tại ,v.v.

3. Quản lý tài sản

Ngoài việc nắm bắt tình trạng thu chi, việc sử dụng Kakeibo còn giúp bạn quản lý tài sản dễ dàng hơn. Qua đây, bạn có thể kiểm tra được tình hình tài sản của bạn tăng giảm như thế nào, có đúng như kế hoạch đã lên trước đó hay không. Nếu phát hiện ra vấn đề trong quá trình kiểm tra tình hình tài sản, bạn sẽ hiểu được mình cần phải làm gì để khắc phục vấn đề đó.

Cách quản lý thu chi với Kakeibo

Quản lý thu chi với Kakeibo

Quá trình bắt đầu và sử dụng Kakeibo của mình như sau. Nếu thấy phù hợp với bạn hãy tham khảo và áp dụng xem hiệu quả như thế nào nhé.

1. Phân loại danh mục

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nếu bạn không thực hiện ngay từ lúc đầu thì sau này có thể bạn sẽ gặp phải một mớ dữ liệu rườm rà và rất khó để quản lý. Các danh mục cần được phân loại rõ ràng đó là: thu nhập, khoản chi cố định, khoản chi không cố định, tài sản

Phần danh mục này, bạn có thể tham khảo cách phân loại của mình như sau:

  • Thu nhập: Tiền lương, bonus, lãi đầu tư, other
  • Khoản chi cố định: Tiền nhà, tiền điện ga nước, tiền internet, tiền điện thoại, đầu tư tích luỹ
  • Khoản chi không cố định: Tiền ăn uống, chi phí đi lại, mua sắm, giao tiếp, học tập, nhu yếu phẩm hàng ngày, y tế, đầu tư, other
  • Tài sản: Tiền tiết kiệm, vàng, các khoản đầu tư, other

2. Chọn định dạng Kakeibo phù hợp

Bạn có thể sử dụng Kakeibo bằng nhiều định dạng khác nhau như ghi chép thủ công vào sổ tay, sử dụng excel hay sử dụng các ứng dụng quản lý thu chi trên điện thoại thông minh. Điều quan trọng là chọn một định dạng dễ sử dụng dành cho bạn.

Gần đây, có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp bạn ghi chép thu chi một cách dễ dàng, chỉ cần chụp ảnh hoá đơn dữ liệu sẽ được hệ thống xử lý và lưu lại nhanh chóng.

3. Tạo thói quen ghi chép hàng ngày

Thực ra, Kakeibo không có quy định là bạn phải ghi chép và kiểm tra vào thời điểm nào, nhưng nếu trì hoãn và dồn lại thì sẽ dẫn tới tình trạng chất đống hoặc có thể khiến bạn quên các khoản chi tiêu nhỏ của mình. Vì vậy cá nhân mình lựa chọn và áp dụng thói quen ghi chép và kiểm tra dữ liệu hàng ngày trước khi đi ngủ. Bạn có thể sử dụng tính năng nhắc nhở Reminders trên điện thoại di động để tránh tình trạng quên ghi chép.

4. Kiểm tra vào mỗi tháng

Việc nhìn lại và kiểm tra tình trạng thu chi hay tình hình tài sản trong một hoặc hai tháng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng tiền ra vào của cá nhân hay gia đình. Điều quan trọng không phải là chỉ ghi chép và hài lòng với Kakeibo, mà phải nhìn lại khi các dữ liệu được tích lũy đến một mức độ nào đó. Trước hết, để làm quen và thích nghi hãy nhìn lại dữ liệu trong Kakeibo vào mỗi tháng.

Bằng cách nhìn lại các dữ liệu trong Kakeibo, bạn có thể nhận ra những khoản tiền mà bạn đã chi tiêu lãng phí, rồi tứ đó suy nghĩ ra các biện pháp để cải thiện tình trạng đó. Bạn nên đặt trước một ngày nào đó để xem xét lại tình trạng thu chi của cá nhân hay gia đình, chẳng hạn như trước ngày lĩnh lương hoặc ngày đầu tiên của mỗi tháng ,v.v.

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

tài khoản vãng lai nhật bản tháng 2

Thặng dư tài khoản vãng lai Nhật Bản vượt ngoài dự báo trong tháng 2

Theo số liệu thống kê của “cán cân thanh toán quốc tế” cho thấy, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản đạt 1648,3 tỷ yên trong tháng 2.

lý do bị từ chối thẻ tín dụng ở nhật

Những lý do bị từ chối khi đăng ký thẻ tín dụng ở Nhật

Bạn đã đăng ký mở thẻ tín dụng nhưng không được xét duyệt cũng như không cho biết lý do.Sau đây là những lý do khiến bạn bị từ chối đăng ký mở thẻ tín dụng ở Nhật.

xe ô tô bán chạy nhất nhật bản 2023

TOP 10 xe ô tô bán chạy nhất Nhật Bản trong năm 2023

Honda N-BOX vẫn là mẫu xe ô tô bán chạy nhất ở Nhật Bản trong năm 2023 với doanh số đạt 231.385 chiếc tăng trưởng 14,4% so với năm trước.

thập kỷ mất mát của nhật bản

“Thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, những bài học rút ra

Thập kỷ mất mát của Nhật Bản là một thời kỳ đen tối trong lịch sử kinh tế nước Nhật, nó xảy ra sau khi bóng bóng kinh tế nổ tung.

mở tài khoản ngân hàng online rakuten

Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng online Rakuten ở Nhật

Rakuten 銀行 là ngân hàng online không có cửa hàng trực tiếp và hoạt động chủ yếu cho các giao dịch trên Internet.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!