Thư pháp Nhật Bản nét đẹp văn hoá truyền thống

Postdate: 1784 lượt xem

Thư pháp là một nét đẹp văn hoá truyền thống lâu đời và sắc nét ở Nhật Bản. Thư pháp Nhật Bản là một phương pháp rèn luyện tinh thần, thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của bản thân thông qua việc viết các chữ cái ra giấy bằng công cụ “bút lông” và “mực”.

Thư pháp Nhật Bản được gọi là「書道 = Shodou」được phổ cập cho hầu hết trẻ em tại các trường tiểu học. Ngoài ra, thư pháp cũng là sở thích phổ biến của người lớn, đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới.

Nguồn gốc thư pháp ở Nhật Bản

Thư pháp ban đầu được phát triển ở Trung Quốc, sau đó thư pháp cùng với việc chế tạo bút lông, mực và giấy đã du nhập sang Nhật Bản từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 7 (từ thời kỳ Asuka). Thời kỳ này được đánh dấu bởi kiến trúc, nghệ thuật, phật giáo cùng với sự phát triển thịnh vượng của chính quyền Yamato.

thư pháp nhật bản
Thư pháp Nhật Bản (image: photo-ac)

Vào thời điểm đó, việc viết chữ bằng “bút lông” và “mực” được coi là một trong những hình thức giáo dục quan trọng nhất đối với các samurai và gia đình quý tộc. Theo thời gian, thư pháp cũng như nhiều nền văn hoá, nghệ thuật và giải trí khác đã lan rộng và phổ biến với cả dân thường.

Hầu hết người Nhật đều có cơ hội tiếp xúc với nghệ thuật thư pháp. Ngày nay, thư pháp không chỉ được đánh giá cao như một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một phần trong cuộc sống của người Nhật, chẳng hạn như viết thiệp chúc mừng năm mới.

5 phong cách viết thư pháp Nhật Bản

Chữ Hán hay còn gọi là「漢字 = Kanji」bắt nguồn từ chữ xương tiên tri được sử dụng trong triều đại nhà Thương ở Trung Quốc khoảng 3000 năm về trước. Ban đầu, các ký tự là những bức tranh thể hiện những gì mà tác giả muốn truyền đạt, và vào thời điểm đó chúng được viết trên mai rùa và xương bò.

Một thời gian sau, những bức tranh được chuyển thành các chữ cái, sử dụng để ký hợp đồng với các bộ lạc khác và lan truyền như một phương tiện giao tiếp trước cả ngôn ngữ nói. Các chữ cái do người xưa phát minh dần dần phát triển theo dòng thời gian dài và cuối cùng có 5 kiểu chữ đã được thiết lập.

1. Triện thư「篆書 = Tensho」

Khi các chữ cái được bắt đầu đưa vào sử dụng ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc, đã xuất hiện nhiều điểm khác nhau về hình thức sử dụng. Để thống nhất văn tự, vua Tần Thuỷ Hoàng đã ban hành một kiểu chữ có tên gọi là “Tiểu Triện, 小篆 = Shouten”.

Kiểu chữ “Triện thư” có đặc điểm là góc vuông của các chữ Hán như chữ điền「田」hay chữ nhật「日」sẽ được viết uốn thành một đường cong tròn.

Triện thư thường được dùng để khắc con dấu vì hình dáng chữ và độ phức tạp cao nên sẽ rất khó để làm giả. Ngoài ra, kiểu chữ “Triện thư” cũng được in trên bìa ngoài mặt trước của hộ chiếu công dân Nhật Bản.

2. Lệ thư「隷書 = Reisho」

Lệ thư là thể chữ giản lược từ “Triện thư”, được tạo ra để giúp các quan chức nhà Tần viết chữ Triện dễ dàng hơn và từ đó nâng cao hiệu quả công việc của họ. Lệ thư phát khởi từ phong trào cách tân chữ Hán của các tù nhân hay nô lệ dưới thời Chiến quốc (cũng vì thế mới có cái tên gọi này).

Điểm đặc trưng của kiểu chữ “Lệ thư” là có các nét lượn sóng ở hai bên trái và phải. Bạn có thể nhìn thấy kiểu chữ này ngay trong ví tiền của bạn. Đó là dòng chữ Tiền giấy Ngân hàng Nhật Bản = 日本銀行券 được in trên các tờ tiền có mệnh giá 1.000 yên, 5.000 yên và 10.000 yên hiện nay. Lệ thư đã truyền đạt lại sự tồn tại của nó cùng với những người vĩ đại trong lịch sử cho các thế hệ đời sau. Mặc dù, các tờ tiền giấy ở Nhật Bản sẽ được đổi mới vào năm 2024, nhưng có vẻ kiểu chữ Reisho vẫn được giữ nguyên.

3. Thảo thư「草書 = Sousho」

Kế tiếp Lệ thự, Thảo thư được hình thành trong các triều đại trước và sau của nhà Hán, với mục đích viết tốc ký và hầu hết bỏ qua phần đánh dấu. Tuy có phong cách phóng khoáng nhưng rất khó đọc, thậm chí những người không có kiến thức chuyên ngành thì rất khó có thể đọc được mẫu chữ này.

Manyo-gana là một loại kana (âm tiết tiếng Nhật), và nó chủ yếu đề cập đến các chữ cái mà người Nhật mượn cách phát âm có nguồn gốc từ Trung Quốc để diễn đạt tiếng Nhật thời cổ đại. Đặc điểm nổi bật nhất của Manyo-gana là bất kể ý nghĩa của các ký tự Trung Quốc, một chữ cái được sử dụng để đại diện cho mỗi âm tiết của tiếng Nhật được thể hiện bằng các ký tự Trung Quốc theo kiểu vuông hoặc chữ thảo.

“Hiragana” được sinh ra từ “Kokana” và được viết bằng phong cách “Thảo thư”. Với sự phổ biến của các ký tự kana, văn học Nhật Bản đã phát triển thăng hoa kể từ đó.

4. Hành thư「行書 = Gyousho」

Hành thư là một phong cách viết chữ Hán được bắt nguồn từ Thảo thư và xuất hiện kể từ thời kỳ triều đại Hậu Hán. Hành thư có ưu điểm là dễ đọc mặc dù được viết bằng một nét. Người viết có thể tự do kết nối hoặc tách các điểm nét, do đó người viết sẽ có cơ hội để thể hiện cá tính của mình tùy vào phong cách viết.

Ngày nay, kiểu chữ hành thư vẫn được viết nhiều trên các bảng quảng cáo hay các tấm rèm “Noren” được treo trước các nhà hàng quán ăn ở Nhật Bản.

5. Khải thư「楷書 = Kaisho」

Khải thư” là phong cách viết chữ Hán ra đời muộn nhất, được hình thành trong thời Tam quốc và được hoàn thiện vào thời nhà Đường khoảng thế kỷ thứ 7.

Khải thư (Kaisho) là cơ sở của nghệ thuật thư pháp và nó là kiểu chữ đầu tiên cần học khi bạn tiếp cận với thư pháp Nhật Bản, điều này hoàn toàn trái ngược với sự phát triển của chữ Hán. Phong cách viết này là sự đơn giản hoá của “Reisho = Lệ thư”, có đặc điểm là các nét chữ cân đối và rõ ràng.

Một vài đồng tiền Fudego (đồng xu 5 yên của Nhật Bản) phát hành vào năm 1949 và năm 1958 đã được khắc kiểu chữ “Khải thư”.

Dụng cụ viết thư pháp Nhật Bản

Bộ dụng cụ viết thư pháp bao gồm:

  • Giấy thư pháp「書道紙 = Shodou Shi」:Giấy viết thư pháp Nhật Bản có rất nhiều loại, nếu bạn mới nhập môn thì hãy tìm giấy chuyên dụng viết chữ Hán 漢字用書道紙 .
  • Mực「墨 = Sumi」:Mực viết thư pháp ở Nhật gồm có hai loại mực thỏi và mực nước đã được pha sẵn.
  • Bút lông「筆 = Fude」:Trên thị trường có rất nhiều loại bút lông để viết thư pháp nhưng một chiếc bút tốt sẽ có 4 điểm gọi là「四德 = Tứ đức」”尖 = Tiêm, ngòi bút nhọn”, “斉 = Tề, toàn bộ lông bút được kết cẩn thận”, “円 = Yên, lông bút sạch sẽ và có hình nón” và “健 = Kiện, ngòi bút có sự đàn hồi nhất định”.
  • Nghiên mực「硯 = Suzuri」:Nghiên mực thường được làm bằng đá tự nhiên, được sử dụng để mài mực. Để mài mực thành công, bạn cần học công thức và có kỹ thuật nhất định.
  • Thảm lót giấy「下敷 = Shita Jiki」:Thảm lót giấy là một trong những công cụ thiết yếu để viết thư pháp. Nó có tác dụng chống thấm mực ra mặt sau của giấy viết thư pháp và không làm bẩn mặt bàn hoặc sàn nhà khi viết.
  • Chặn giấy「文鎮 = Bunchin」:Giấy dùng để viết thư pháp mỏng và rất nhẹ nên dễ bị gió thổi bay, vì vậy khi viết thư pháp cần có miếng chặn giấy. Chặn giấy rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần đặt nó trên một nửa tờ giấy là được.

Tóm tắt

Thư đạo hay còn gọi là thư pháp Nhật Bản là một nghệ thuật cổ xưa, khác biệt hoàn toàn với bất kỳ một công việc sáng tạo nào khác. Để thành thạo thư pháp Nhật Bản người viết cần có đủ các yếu tố như nghệ thuật, đường nét, hình khối, không gian và đặc biệt là cần có một trạng thái vô tâm giống như thiền định.

Có thể nói thư pháp giống như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội Nhật Bản. Có rất nhiều cuộc thi viết thư pháp được tổ chức thường niên năm, nổi bật là cuộc thi “全国書道コンクール” được tổ chức với quy mô lớn. Ngoài ra, thư pháp còn được áp dụng vào chương trình giáo dục cho học sinh, sinh viên tại Nhật. 

5/5 - (1 bình chọn)

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

lý do bị từ chối thẻ tín dụng ở nhật

Những lý do bị từ chối khi đăng ký thẻ tín dụng ở Nhật

Bạn đã đăng ký mở thẻ tín dụng nhưng không được xét duyệt cũng như không cho biết lý do.Sau đây là những lý do khiến bạn bị từ chối đăng ký mở thẻ tín dụng ở Nhật.

nạp tiền vào suica bằng point

Hướng dẫn cách nạp tiền vào Suica bằng JRE Point

Hướng dẫn cách nạp tiền vào thẻ Suica bằng điểm thưởng JRE Point, trên điện thoại. JRE Point là dịch vụ tích điểm của JR East vận hành.

đăng ký wifi con chó

Hướng dẫn đăng ký wifi con chó Softbank Air 2020

Softbank Air là loại mạng wifi di động chỉ cần sử dụng cục phát mà không phải thi công đường mạng hay kéo cáp. Đây là loại wifi mà rất đông đảo du học sinh người ngoại quốc đăng ký sử dụng vì tính năng tiện lợi và linh động của nó.

thẻ etc ở nhật

Thẻ ETC ở Nhật Bản và những điều cần biết

Thẻ ETC ở Nhật Bản cho phép bạn tự động thanh toán phí cầu đường khi sử dụng đường cao tốc mà không cần tiền mặt cũng không cần dừng xe.

esim ở nhật bản

Tính năng của eSIM là gì? Các loại eSIM ở Nhật Bản 2020

Cùng với sự ra đời của iPhone XS năm 2018, chủ đề “eSIM” đã thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông khắp nơi trên Thế Giới. Vậy eSIM là gì ? ESIM khác với SIM thông thường như thế nào?

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!