Rakuten Mobile thay đổi CEO, quyết tâm giành vị trí số 1 tại Nhật Bản

Update: 1727 lượt xem

Mới đây vào ngày 25/2/2022, Rakuten Mobile đã thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao và thay đổi này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 30/3 cùng năm. Ông Tareq Amin (hiện là Phó chủ tịch kiêm CTO) sẽ được bổ nhiệm làm Giám đốc đại diện kiêm Giám đốc điều hành(CEO), và ông Shunsuke Yazawa (hiện là Phó chủ tịch) sẽ được bổ nhiệm làm Giám đốc đại diện kiêm Chủ tịch.

Rakuten Mobile giành vị trí số 1về mức độ hài lòng của khách hàng

Hiroshi Mikitani, Giám đốc điều hành của tập đoàn Rakuten Group và hiện cũng là Giám đốc điều hành của Rakuten Mobile, sẽ thôi giữ chức Giám đốc điều hành của Rakuten Mobile và tiếp tục giữ chức vụ chủ tịch của tập đoàn.

Quá trình Rakuten Mobile đã tạo ra thương hiệu mạng di động của mình trong vòng 4 năm 

Vào năm 2017, Rakuten Mobile đã công bố lối đi mới với tư cách là một nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động đầy đủ(full service). Sau khi được cấp giấy phép tần số từ Bộ Nội vụ và Truyền thông, Rakuten Mobile đã triển khai dịch vụ chạy thử (Pre service) đối với lĩnh vực thông tin di động trên mạng 4G LTE vào cuối năm 2019.

Ngay từ đầu khi công bố sự gia nhập mới của mình với tư cách là “nhà cung cấp mạng di động thứ tư trong nước“, Rakuten Mobile đã nhắm đến mục tiêu trở thành Disruptor (sáng tạo mang tính hủy diệt) trong ngành công nghiệp di động. Để đạt được mục tiêu đó, ban đầu Rakuten Mobile đã phát động chiến dịch “dùng thử một năm miễn phí” nhằm có được người dùng. Sau khi hết một năm sử dụng miễn phí, giá cước hàng tháng chỉ dao động từ 0 đến 2980 yên mỗi tháng, rẻ hơn so với ba nhà mạng di động lớn khác ở Nhật Bản.

Cộng nghệ ảo hóa mạng “Network Functions Virtualization”

Đối với công đoạn thiết kế và xây dựng mạng, Rakuten Mobile đã áp dụng phương pháp tiếp cận “ảo hóa mạng = Network Functions Virtualization” để hiện thực hóa các chức năng của trạm gốc mạng(Base Station) trên máy chủ đa dụng. Nói đơn giản hơn, Rakuten Mobile đã thiết kế và xây dựng thành công các trạm gốc mạng trên nền tảng điện toán đám mây Telco Cloud.

Sau khi cho ra mắt thị trường, Rakuten Mobile thường xuyên gặp phải sự cố truyền thông và đã 8 lần nhận được hướng dẫn hành chính từ Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản. 

Vào thời kỳ đầu của dịch vụ, họ phải dựa dẫm vào việc chuyển vùng của đường truyền mượn từ KDDI đối với các khu vực không thuộc Tokyo. Tuy nhiên, với sự sở hữu công nghệ “ảo hóa mạng NFV” vào ngày 4/2/2022 Rakuten Mobile đã công bố rằng “tỷ lệ dân số  được phủ sóng mạng 4G đạt 96%, tỷ lệ kết nối đường truyền riêng của họ đạt 90%  và số lượng khách hàng đã vượt quá 5 triệu hợp đồng”. Kết quả này cho thấy họ đã đạt được mục tiêu sớm hơn 4 năm so với kế hoạch kinh doanh trung hạn của Rakuten Group.

Tỷ lệ phủ sóng mạng 4G của Rakuten đạt 96%

Tận dụng cơ hội này, họ đã thành lập Rakuten Symphony để bán công nghệ mạng ảo hóa toàn phần của chính mình ra nước ngoài song song với phát triển kinh doanh trong nước. 

Tập trung hết sức lực để đầu tư vào kinh doanh mạng di động

Cho đến thời điểm hiện tại, Rakuten Group đã tập trung kinh phí và nhân lực của tập đoàn để “đầu tư” vào việc khai trương và phát triển mạng di động Rakuten Mobile. Do đó, kết quả HĐKD của Rakuten Group đã thâm hụt trong 3 năm liên tiếp và năm 2021 đã thâm hụt 133,8 tỷ yên, đây là mức lỗ lớn nhất từ trước đến nay. Trong đó, lợi nhuận kinh doanh của mảng phân khúc dịch vụ điện thoại di động thâm hụt lên tới 421,1 tỷ yên, khoản lỗ này gia tăng thêm khoảng 90% so với khoản lỗ năm trước.

Tuy nhiên, do việc mở rộng mạng lưới đường truyền riêng của mình đã giúp Rakuten Mobile cắt giảm dần khoản chi phí vay mượn đường truyền của KDDI và khả năng sinh lời được kỳ vọng sẽ cải thiện kể từ năm 2022.

Sau khoảng ba năm sau khi tuyên bố gia nhập nhà mạng di động vào cuối năm 2017, việc xây dựng mạng 4G LTE và triển khai dịch vụ trong nước đã ổn định. Nhiều chuyên gia phân tích thị trường cho rằng Rakuten Mobile sẽ bước chuyển từ giai đoạn đầu tư sang giai đoạn kiếm tiền và tăng trưởng trong tương lai gần.

Tình hình triển khai mạng 5G 

Trong phân khúc hoạt động kinh doanh nội địa của Rakuten Mobile, mục tiêu ban đầu của họ là “tỷ lệ phủ sóng mạng 4G của dân số là 96%”. Tuy nhiên, trước đó 3 nhà mạng lớn NTT docomo, au và Softbank đã đạt được tỷ lệ phủ sóng dân số là 99,9% cho mạng 4G LTE. Có vẻ như sẽ còn phải mất một thời gian nữa Rakuten Mobile mới có thể cạnh tranh được với 3 nhà mạng hàng đầu đối với việc triển khai mạng.

Ngoài ra, đối với việc xây dựng và phát triển của mạng 5G, Rakuten Mobile còn kém xa các nhà mạng lớn này.  Rakuten Mobile đã ưu tiên mở rộng và thúc đẩy phát triển mạng 4G LTE nên việc triển khai các trạm gốc 5G đã bị trì hoãn. Theo cập nhật mới nhất được công ty công bố, tính đến tháng 9 năm 2021, số lượng trạm gốc mạng 5G đã hoàn thành mới chỉ đạt được 2000 trạm.

Trong khi đó các đối thủ của họ như Softbank đã thông báo rằng vào tháng 2 năm 2022, số lượng trạm gốc 5G  của họ đã vượt quá 23.000 trạm và tỷ lệ phủ sóng mạng 5G đã chiếm 85% dân số. KDDI (au) dự kiến ​​sẽ đạt được tỷ lệ phủ sóng 5G là 90% vào đầu năm 2022. NTT docomo cũng dự kiến sẽ hoàn thành 20.000 trạm gốc 5G và tỷ lệ phủ sóng mạng 5G sẽ đạt 55% vào cuối tháng 3 năm 2022.

Thay đổi hệ thống nhân sự trong và ngoài nước

Theo hệ thống nhân sự mới, Giám đốc điều hành Tareq Amin sẽ đảm nhiệm chức vụ xây dựng chiến lược công ty cho Rakuten Mobile và giám sát hoạt động kinh doanh ở nước ngoài Rakuten Symphony. Chủ tịch Yazawa sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh nội địa của Rakuten Mobile.

Ông Tareq Amin, giám đốc điều hành mới của Rakuten Mobile, đã gia nhập vào Rakuten Mobile sau khi làm việc với tư cách là một nhà cung cấp dịch vụ di động ở nước ngoài. Ông là người có công lớn trong công cuộc xúc tiến việc xây dựng mạng ảo hóa NFV của Rakuten Mobile, do đó ông được chủ tịch Mikitani tin tưởng và được ví như “Steve Jobs của thế giới mạng di động”.

Tareq Amin ngạc nhiên vì chi phí di động ở Nhật Bản quá đắt

Trong một bài thuyết trình, ông Tareq Amin cho biết “Tôi đã đến Nhật Bản vào 4 năm trước, điều khiến tôi ngạc nhiên nhất đó là thị trường di động trong nước. Bảng báo giá của các nhà mạng rất đắt và nội dung các gói cước vô cùng khó hiểu. Thời điểm đó, người dùng không thể kiểm tra được lượng dữ liệu mà họ đã sử dụng hàng tháng là bao nhiêu.”

Điều ngạc nhiên này đã trở thành động lực trong Tareq Amin và Rakuten Mobile đã thay đổi tình trạng chi phí điện thoại di động đắt đỏ ở Nhật Bản. Sự ra đời của mạng di động Rakuten Mobile đã khiến giá cước điện thoại di động ở Nhật giảm gần 60% trong vòng 3 năm.

Mở rộng kinh doanh B2B

Trên thực tế, Rakuten Mobile đang cố gắng xây dựng một nền tảng container có tên gọi là “Rakuten Communications Platform” . RCP là một nền tảng hoạt động dựa trên công nghệ container kết hợp với NFV, có thể cung cấp mạng di động 4G và 5G cho các công ty viễn thông trong lẫn ngoài nước.

Khái quát về nển tảng container RCP của Rakuten

Tại cuộc họp báo ngày 25/2, chủ tịch Rakuten Group ông Mikitani trình bày khát vọng, mong muốn phát triển kinh doanh hình thức B2B, trong nửa đầu năm 2022. Các dịch vụ mà Rakuten muốn cung cấp cho các doanh nghiệp khác đó là: Rakuten Link(ứng dụng nghe gọi), “mạng 5G/LTE riêng tư” cho các ứng dụng IoT công nghiệp hay các giải pháp “Enterprise IoT”. 

Mạng Private 5G có khả năng truyền và nhận dữ liệu với tốc độ cực cao (ngay cả dữ liệu có dung lượng lớn) mà hầu như không có độ trễ. Mạng Private được thiết kế dựa trên policy của doanh nghiệp vì vậy khả năng kiểm soát, bảo mật thông tin cũng là một ưu điểm lớn. 

Về mục tiêu phát triển kinh doanh, ông Mikitani cho biết “Tập đoàn Rakuten có giao dịch với 400.000 công ty và 1/4 trong số đối tác này cho biết họ sẽ ủng hộ và sử dụng mạng Rakuten Mobile trong tương lai. Do đó Rakuten Mobile đặt mục tiêu kinh doanh B2B là “ 1/4 thị phần ”. 

Rakuten Mobile đầu tư vào AST để phát triển “Space Mobile”

Ngoài ra, Rakuten Mobile còn có một kế hoạch đầy tham vọng để phát triển mạng lưới network, chẳng hạn như việc lập kế hoạch điên rồ “Space Mobile kết nối mọi người trên khắp Trái đất bằng cách liên kết điện thoại thông minh thông thường với mạng lưới vệ tinh vào năm 2030 với sự hợp tác của AST, một start-up cung cấp dịch vụ vệ tinh mới nổi ở Mỹ.

Thông tin được tham khảo từ: Bộ Nội vụ và Truyền thông, Rakuten Group, IT Media

Đánh giá

Tài trợ


RELATED POST/BÀI VIẾT QUAN TÂM

Comment

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

tăng lương ở nhật bản

Cơn sốt tăng lương ở Nhật Bản năm 2023: Liệu có bền vững?

Mức lương trung bình của người Nhật gần như không thay đổi hơn 30 năm qua, nhưng hiện nay cơn sốt tăng lương đang xuất hiện trở lại sau 1/4 thế kỷ.

tài khoản vãng lai nhật bản 2023

Thặng dư tài khoản vãng lai Nhật Bản cao kỷ lục trong năm tài khoá 2023

Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản trong năm 2023 cao kỷ lục với 25.339 tỷ yên nhờ giá nguyên liệu giảm và xuất khẩu tăng mạnh.

sàn giao dịch LINE NFT

LINE mở sàn giao dịch NFT, bán hơn 100 tác phẩm kỹ thuật số

LINE, công ty cung cấp ứng dụng tin nhắn sẽ bắt đầu cung cấp sàn giao dịch NFT kể từ ngày 14 tháng 3, dự kiến sẽ có 100 sản phẩm kỹ thuật số.

cách bán đồ cũ trên mercari

Cách bán hàng trên Mercari – ứng dụng chợ trời ở Nhật Bản

Ngày nay,cùng với sự phát triển của công nghệ việc mua, bán đồ cũ qua mạng cực kỳ đơn giản và tiện lợi. Sau đay là cách bán đồ cũ online trên ứng dụng Mercari ở Nhật.

Cách kiểm tra tài khoản ngân hàng Yucho trên điện thoại

Cách tải và đăng nhập để kiểm tra số dư tài khoản và lịch sử giao dịch ngân hàng Yucho trên chính chiếc điện thoại của mọi người.

Chào các bạn! Mình là Anh, người phát triển và quản lý trang web Japan Life Guide Blog này. Mình đã ở Nhật hơn 10 năm, đang sống ở Saitama và công việc chính hiện tại của mình là SE . Sở thích của mình là chơi thể thao, đi du lịch và đọc sách. Câu nói mà mình yêu thích nhất:”Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc mà Hạnh Phúc là một con đường” của thiền sư “Thích Nhất Hạnh”. Tại blog này mình sẽ chia sẻ tới mọi người những kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân về các chủ đề như học tập hay quản lý tài chính ,v.v.  Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích đối với mọi người.

error: Xin đừng copy em !!!